Kỹ năng sử dụng dải Bollinger Band trong giao dịch thực chiến
Phân Tích Kỹ Thuật

Kỹ năng sử dụng dải Bollinger Band trong giao dịch thực chiến

Mời các bạn tham khảo bài viết Kỹ năng sử dụng dải Bollinger Band trong giao dịch thực chiến của chungkhoanhot.com. Bài phân tích chi tiết đầy đủ về công cụ phân tích kỹ thuật Bollinger Band hay còn gọi tắt dải Bollinger. Nội dung giúp các bạn ứng dụng vào trong thực tế giao dịch của mình. Chúc các bạn thành công với công cụ phân tích kỹ thuật tuyệt vời này.

1: Bollinger band là gì?

Bollinger Band (BB) là một chỉ báo được dùng để đo lường sự biến động của giá. Nó giúp xác định được một vùng giá trị mà giá dao động (mang tính chất tương đối). Chỉ báo này được nhà giao dịch tài chính, nhà phân tích John Bollinger phát triển và giới thiệu vào năm 1983. Dải Bollinger là một trong những chỉ báo kỹ thuật quan trọng nhất để đánh giá xu hướng.

Bollinger band là gì
Bollinger band là gì

Dải Bollinger là chỉ báo kỹ thuật được hình thành bởi sự kết hợp của đường trung bình động (MA) và độ lệch chuẩn. Trong một số trường hợp, chỉ báo Bollinger Band được sử dụng làm chỉ báo xu hướng để cho biết xu hướng thị trường mạnh hay yếu.

Trong thị trường sideway (không có xu hướng), Dải Bollinger sẽ thu hẹp. Nếu thị trường đang sôi động (xu hướng mạnh), Dải Bollinger sẽ mở rộng. Dải Bollinger cũng báo hiệu các mức đáy và đỉnh tiềm năng.

2: CẤU TẠO CỦA DẢI BOLLINGER

Dải Bollinger gồm 3 dãy tạo thành: Band trên, Band giữa và Band dưới. Band giữa thường đại diện cho đường ranh giới giữa lực phe mua và bán, đồng thời cũng là mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Nến càng di chuyển đến band trên của Bollinger Bands, thường sẽ là thị trường quá mua, càng di chuyển đến band dưới thường sẽ là thị trường quá bán.

Công thức tính của 3 Band được hiển thị trong hình bên dưới.

CẤU TẠO CỦA DẢI BOLLINGER
CẤU TẠO CỦA DẢI BOLLINGER

3: CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA DẢI BOLLINGER

Dải Bollinger có thể chỉ ra các vị trí hỗ trợ và kháng cự.

Dải Bollinger có thể cho thấy ngưỡng quá mua và quá bán.

Dải Bollinger có thể cho biết xu hướng.

Dải Bollinger có đầy đủ chức năng giao dịch trong kênh giá.

CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA DẢI BOLLINGER
CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA DẢI BOLLINGER

4: HÌNH DẠNG CỦA DẢI BOLLINGER

Có 3 dạng của Dải Bollinger trong ứng dụng thực tế, đây cũng là cơ sở giúp chúng ta tìm ra vị trí vào lệnh và thoát lệnh tốt nhất: Mở rộng; Thu hẹp; và Side-way. Ba hình dạng này là chu kỳ được lặp lại không bị gián đoạn.

A: MỞ RỘNG

Band trên hướng lên và band dưới hướng xuống, đây là dạng mở rộng. Tình huống này thường xảy ra khi giá tăng mạnh hoặc giảm mạnh. Vậy sau khi Dải Bollinger mở ra, band trên và band dưới sẽ từ dạng mở rộng chuyển tiếp sang mở rộng hoàn toàn (vùng tăng tốc). Lúc này, các band trên và band dưới sẽ di chuyển cùng chiều lên hoặc xuống cùng lúc, cùng mức tăng hoặc cùng mức giảm. Ở giai đoạn này thường là nơi sẽ biết được lãi và lỗ lớn nhất.

B: THU HẸP

     Khi band trên và band dưới di chuyển cùng chiều trong một khoảng thời gian (tức là sau khi tăng tốc), sẽ có một hình dạng thu hẹp (co lại), trong đó band trên đi xuống và band dưới đi lên.

     Tình huống này là một dấu hiệu cho thấy sức mạnh của đợt tăng hoặc giảm trước đó đã bắt đầu chậm lại, và sẽ sớm xuất hiện một sự phục hồi hoặc một đợt giảm giá. Do đó đối với các nhà đầu tư, họ có thể cân nhắc việc thanh lý một số vị thế của mình vào thời điểm này.

Xem thêm:  Ngũ Nến SaKat

Biểu đồ nến Nhật Nến Doji

Phân tích kỹ thuật

C: SIDE-WAY

Sau khi dải Bollinger Band đóng lại, nó sẽ có một giai đoạn sideway tức là band trên và band dưới sẽ song song tại thời điểm này. Có hai tình huống sau khi sideway xảy ra :

      1. Tiếp tục tình hình thị trường trước đó,

      2.  Cũng có thể có một xu hướng đảo ngược. Vì vậy, chúng ta phải luôn chú ý đến sự dao động của sideway có lúc nó dốc lên, xuống hoặc co lại. Rất có thể sẽ tìm thấy cơ hội tốt để mua đáy hoặc bán đỉnh.

 * Sideway có ba kiểu : sideway dốc lên, sideway dốc xuống và trở thành vùng tích lũy (vùng nén).

Dạng của Dải Bollinger trong ứng dụng thực tế
Dạng của Dải Bollinger trong ứng dụng thực tế

5: KỸ NĂNG SỬ DỤNG DẢI BOLLINGER TRONG THỰC TẾ CHIẾN ĐẤU

5.1 Mua thấp và bán cao trong hình thái sideway.

Khi giá cổ phiếu biến động trong biên độ rộng, band trên và band dưới của Dải Bollinger đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự. Vì vậy, đây là tín hiệu rất tốt để mua vào và bán ra cổ phiếu. Tín hiệu tốt để mua vào là khi giá nằm gần band dưới của Dải Bollinger. Tín hiệu tốt để bán ra là khi giá nằm gần band trên.

Mua thấp và bán cao trong hình thái sideway
Mua thấp và bán cao trong hình thái sideway

5.2: Nắm bắt cơ hội khi xu hướng tăng

Khi Dải Bollinger đã di chuyển ngang trong phạm vi hẹp ở đáy trong một khoản thời gian dài. Một khi nến bứt phá khỏi band trên của Dải Bollinger, đồng thời Dải Bollinger thu hẹp ban đầu đột nhiên mở rộng ra, đó là thời cơ để chúng ta mua cổ phiếu.

Sau khi giá cổ phiếu tăng đồng thời với band trên của Dải Bollinger trong một khoảng thời gian ngắn. Tại thời điểm này, band giữa của Dải Bollinger hướng lên trên; khi nến được điều chỉnh lui về vùng lân cận band giữa, nhưng không xuyên thủng band giữa. Đây sẽ là thời cơ mua vào của chúng ta.

Nắm bắt cơ hội khi xu hướng tăng
Nắm bắt cơ hội khi xu hướng tăng

5.3: Sử dụng Dải Bollinger Band trong xu hướng giảm

Tình hình thị trường giảm không hẳn là cơ hội tốt để chúng ta mua vào. Bán khống các vị thế cổ phiếu là chiến lược tốt nhất. Để đối phó với tình hình thị trường giảm. Khi xu hướng giảm kết thúc, một số nhà giao dịch tích cực có thể sẽ tiến hành mua dự kiến thông qua các phương pháp khác nhau. Lúc này, thị trường nhìn chung sẽ rất yếu đuối. khi giá cổ phiếu phục hồi trở lại gần band giữa, thì việc chúng ta bán những cổ phiếu đang nắm giữ là điều cần thiết. Đối với loại thị trường này, có thể cân nhắc không giao dịch. Nếu giao dịch phải hết sức thận trọng.

Sử dụng Dải Bollinger Band trong xu hướng giảm
Sử dụng Dải Bollinger Band trong xu hướng giảm

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chungkhoanhot.com chúc bạn giao dịch thật thành công. Kiếm được nhiều tiền

Bài viết liên quan

Để lại bình luận