Ngũ Nến Sakat
Phân Tích Kỹ Thuật

Ngũ Nến Sakat

Thuộc chủ đề phân tích kỹ thuật Chungkhoanhot.com xin chia sẻ tiếp với bạn kiến thức về Ngũ Nến SaKat. Nó được ứng dụng rất nhiều trong phân tích kỹ thuật được các nhà đầu tư sử dụng linh hoạt mang lại hiệu quả cao. Đã là nhà đầu tư bạn nên tìm hiểu về Ngũ Nến Sakat trang bị rất tốt phán đoán xu thế của thị trường để gặt hái nhiều lợi nhuận hơn.

Ngũ Nến Sakata là gì

Biểu đồ hình nến xuất hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản vào Thời kỳ Edo, do nhà kinh doanh gạo lớn nhất lúc bấy giờ phát minh ra biểu đồ nến đó là Munehisa Homma, và ông dùng để nghiên cứu thị trường gạo.

Munehisa Homma

Đồng thời, Munehisa Homma cũng đã nghiên cứu và tổng hợp các dạng biểu đồ hình nến, dùng để phân tích sự biến đổi của giá gạo. Hình dạng của biểu đồ nến được Munehisa Homma đúc kết lại được gọi là Ngũ Nến Sakata.
Ngũ Nến Sakata là tinh hoa trong chiến lược giao dịch của Munehisa Homma. Nó cũng đã được các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi cho đến bây giờ và là phần quan trọng trong phân tích kỹ thuật của biểu đồ nến.

Các thành phần cụ thể của Ngũ Nến Sakata là gì?

Ngũ Nến Sakata được chia thành 5 thành phần chính như sau :
San Zan : Short Sell ở 3 ngọn núi (San Zan)
San Sen : Long ở dòng sông (San Sen)
San Ku : Phương pháp Long và Short khi có Gap (San Ku)
San Pei : Phương pháp Long và Short theo tín hiệu (San Pei)
San Poh : Phương pháp phản ứng theo thị trường (San Poh)
Lưu ý: Dùng 5 loại thành phần này làm cốt lõi, có thể mở rộng thêm nhiều mô hình nến hơn nữa. Nắm vững 5 phương pháp của Ngũ Nến Sakata có thể giúp chúng ta dự đoán xu hướng thị trường tốt hơn và sự biến động của giá cả, cũng giúp chúng ta nắm bắt thời điểm giao dịch chuẩn xác hơn và nâng cao tỷ lệ chiến thắng.

Mô hình của Ngũ Nến Sakata

Ngũ Nến Sakat
Ngũ Nến Sakat

1. San Zan

“San Zan” là mô hình nến tiêu biểu nhất trong Ngũ Nến Sakata. “San Zan” có nghĩa là 3 ngọn núi trong tiếng Nhật, đúng như tên cho thấy, mô hình nến này giống như ba ngọn núi. Chúng tôi thường gọi nó là mô hình 3 đỉnh hoặc là mô hình vai đầu vai, thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng và là tín hiệu cho thấy giá đã đạt đỉnh.
Mô hình hoàn toàn trái ngược với “San Zan” (hình phía dưới bên trái) mà chúng tôi gọi là mô hình 3 đáy hoặc mô hình vai đầu vai ngược. Thông thường xuất hiện vào cuối xu hướng giảm và là tín hiệu cho thấy giá đã tạo đáy.

“San Zan” là mô hình nến tiêu biểu nhất trong Ngũ Nến Sakata
“San Zan” là mô hình nến tiêu biểu nhất trong Ngũ Nến Sakata

2: San Sen

“San Sen” trong tiếng Nhật có nghĩa là 3 dòng sông. Vì vậy, “San Sen” chính là ba ngọn nến được sắp xếp như ba dòng sông. “San Sen” có rất nhiều hình dạng, trong đó tiêu biểu nhất là dạng mô hình nến sao mai và nến sao hôm.

Xem thêm: Biểu đồ nến Nhật Nến Doji

Các bài viết về Phân tích kỹ thuật chungkhoanhot

2.1: Mô hình nến sao mai

Mô hình nến Sao Mai có các đặc điểm để nhận biết cụ thể như sau :

Xuất hiện vào cuối xu hướng giảm. (Trước khi sự gộp nến này xuất hiện, giá thị trường cần phải có một giai đoạn sụt giảm mạnh mẽ hoặc giảm với biên độ lớn)

Đây là mô hình gộp 3 cây nến cho thấy một tín hiệu tăng giá mạnh mẽ.

Cây nến đầu tiên trong mô hình nến sao mai là một cây nến giảm mạnh, thể hiện sự tiếp tục của xu hướng giá giảm mạnh trước đó.

Cây nến thứ 2 trong mô hình này là một nến có thân nhỏ. Nó có thể là nến giảm, nến tăng hoặc nến doji. Trong một số trường hợp, nến thứ 2 sẽ tạo ra khoảng trống so với cây nến đầu tiên.

Mô hình nến sao mai
Mô hình nến sao mai

Cây nến thứ 3 trong mô hình nến sao mai phải là nến tăng giá mạnh, giá mở cửa phải cao hơn giá thấp nhất của nến thứ 2 và giá đóng cửa của nến thứ 3 tối thiểu phải bằng 1/2 nến đầu tiên.

2.2: Mô hình Nến Sao Hôm

Mô hình nến Sao Hôm có các đặc điểm để nhận biết cụ thể như sau :

Xuất hiện ở cuối xu hướng tăng. (Trước khi mô hình gộp nến này xuất hiện, giá thị trường cần phải có một giai đoạn tăng mạnh hoặc tăng lên với biên độ lớn).

Đây là mô hình gộp 3 cây nến cho thấy tín hiệu giảm giá mạnh.

Mô hình Nến Sao Hôm
Mô hình Nến Sao Hôm

Nến thứ nhất trong mô hình nến sao hôm là cây nến tăng mạnh thể hiện sự tiếp tục của xu hướng giá tăng mạnh trước đó.

Nến thứ 2 là một cây nến có cả thân nến và bóng nến rất ngắn có thể là nến giảm, nến tăng hoặc nến doji. Trong một số trường hợp, nến thứ 2 có thể tạo ra khoảng trống tại ngưỡng bứt phá với cây nến đầu tiên. 5. Nến thứ 3 nhất định phải là một nến giảm giá mạnh, giá mở cửa thấp hơn mức cao của nến thứ 2 và giá đóng cửa của nến thứ 3 tối thiểu phải bằng 1/2 nến thứ nhất.

2.3: Mô hình 1 nến giảm giữa 2 nến tăng

Mô hình 1 nến giảm giữa 2 nến tăng có đặc điểm như sau :

Cây nến tăng thứ nhất phải có đủ dấu hiệu bứt phá hướng lên rõ ràng.

Nến thứ 2 phải có sự điều chỉnh giảm nhẹ là 1 cây nến giảm, thông thường không thể vượt quá 1/2 nến tăng của ngày đầu tiên.

Giá đóng cửa của cây nến tăng thứ 3 phải cao hơn mức giá cao của hai ngày trước hoặc cao hơn mức giá đóng cửa trước đó.Thông thường xuất hiện ở đáy hoặc khi bắt đầu xu hướng tăng và là một tín hiệu tăng giá mạnh.

Mô hình 1 nến giảm giữa 2 nến tăng và 1 nến tăng giữa 2 nến giảm

2.4: Mô hình 1 nến tăng giữa 2 nến giảm

Mô hình 1 nến tăng giữa 2 nến giảm có đặc điểm như sau :Ba cây nến có xu hướng giảm, đỉnh của nến giảm càng thấp càng tốt và thân của nến tăng càng ngắn càng tốt.

Ý nghĩa mô hình thị trường này là: so sánh sức mạnh giữa phe bò và phe gấu, phe gấu giành được vị trí ưu thế. Mặc dù phe bò phản kháng, nhưng sức mạnh của lực lượng phe bò rõ ràng là yếu kém hơn so với phe gấu và triển vọng thị trường là giảm .Mô hình 1 nến tăng giữa 2 nến giảm có thể xuất hiện cả trong xu hướng giá tăng và cũng có thể biểu hiện trong xu hướng giảm. Khi nó xuất hiện trong xu hướng tăng thì đó là tín hiệu tạo đỉnh, nếu xuất hiện trong xu hướng giảm thì xu hướng sẽ tiếp tục giảm xuống.

3 : San Ku

“Ku” đề cập đến khoảng trống. “San Ku” chính là mô hình đường nến trong đó giá liên tục chênh lệch tăng /giảm. Thông thường phân thành hai loại:

San Ku tăng

Khoảng trống giữa mức giá tăng trong ba ngày giao dịch liên tiếp và trong ba ngày giao dịch liên tục đều là nến tăng.Mặc dù mô hình gộp nến này biểu hiện bề ngoài có vẻ như đang tăng mạnh. Tuy nhiên sự gia tăng quá mức sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng của phe bò. Khi sức tăng lên bị cạn kiệt giá cổ phiếu có xu hướng đạt đỉnh. Nhìn chung sẽ xuất hiện dấu hiệu giảm.

San Ku tăng và giảm có khoảng trống cho tín hiệu sắp đổi chiều
San Ku tăng và giảm có khoảng trống cho tín hiệu sắp đổi chiều

San ku giảm

Đề cập đến giá đang tăng tốc giảm, tạo khoảng trống giữa mức giá thấp trong ba ngày giao dịch liên tục và nến giảm xuất hiện liên tiếp.Mặc dù bề ngoài mô hình gộp nến này trông giống như xu hướng giảm rất mạnh. Nhưng sự sụt giảm quá mức sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng của phe gấu. Khi năng lượng bán bị tiêu hao cạn kiệt, giá cổ phiếu rất có khả năng chạm đáy.

Phương pháp giao dịch

Trong 5 thành phần của ngũ nến Sakata, Homma đã chia thị trường ra làm 5 giai đoạn căn bản. Mỗi giai đoạn thị trường này là một phần của chu kỳ lớn, và mỗi chu chu kỳ tương ứng với một phương pháp cụ thể. Chúng bao gồm:

Short Sell ở 3 ngọn núi (San Zan)

Long ở dòng sông (San Sen)

Phương pháp Long và Short khi có Gap (San ku)

Phương pháp Long và Short theo tín hiệu (San Pei)

Phương pháp phản ứng theo thị trường (San Poh)

Kết luận

Không có phương pháp kỹ thuật nào là toàn năng. Bạn phải nghiên cứu kỹ phương pháp kết hợp với các phương pháp quen thuộc khác của bạn. Tìm điểm mua và điểm bán phù hợp. Có phương án cắt lỗ khi thị trường trái với kỳ vọng của bản thân mình dự đoán. Chứng Khoán Hot chúc bạn giao dịch thành công.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận