Các giai đoạn Lạm Phát, Lãi Suất ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam
Tin Tức Kinh Tế Chứng Khoán

Các giai đoạn Lạm Phát, Lãi Suất ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam

Các giai đoạn Lạm Phát, Lãi Suất ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào. Nghiên cứu lịch sử của thị trường chứng khoán để có cái nhìn nhận chính xác hơn, dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai. Giúp bạn có chiến lược đầu tư đúng đắn và chính xác hơn.

Tại hội thảo “Lạm phát, lãi suất và chứng khoán” đã mổ xẻ cho ta thấy nhiều vấn đề. Được tổ chức bởi Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) cùng Ct Cp Chứng khoán Nhất Việt (VFS) vào ngày 15/7. Giám đốc phân tích công ty chứng khoán Nhất việt (ông Nguyễn Minh Hoàng) đã nêu ra lịch sử 4 giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam có sự điều chỉnh và sụt giảm mạnh. Ảnh hướng lớn bởi yếu tố Lam Phát và Lãi suất lên thị trường chứng khoán.

Thứ nhất giai đoạn 2007-2008 lúc này thị trường rơi tự do. Có những ngày mất thanh khoản vì nhà đầu tư ồ ạt bán tháo và không có lệnh mua đối ứng. Giá giảm từ ngày này qua ngày khác mà không bán được. Nhiều mã cổ phiếu rơi vào trạng thái “bị nhốt”. Chỉ số chung của thị trường Việt Nam VN-Index giảm 67% từ 1.174 điểm xuống 281 điểm trong 1 năm. Lạm phát tăng cao do giá dầu tăng 190% và cuộc chiến tranh Iraq đang xảy ra.

giai đoạn 2007-2008 lúc này thị trường rơi tự do
giai đoạn 2007-2008 lúc này thị trường rơi tự do

Lúc này chính sách nới lỏng tiền tệ cụ thể cung tiền M2 tăng mạnh 46% (2007). Cộng thêm đẩy mạnh đầu tư công kiểm soát lỏng lẻo. Dẫn tới kết quả là lạm phát tăng 28%. Hoạt động điều tiết lãi suất bây giờ mới điều chỉnh (điều tiết chậm). Và khi tăng lãi suất phải tăng mức cao và đột ngột để kiềm chế lạm phát đã gây ảnh hưởng nặng lên nền kinh tế. Đặc biệt là thị trường chứng khoán trong năm 2008

Cụ thể: “Giai đoạn 2007-2008, VN-Index lao dốc trước khi lạm phát tạo đỉnh”

Thứ hai là giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012. Giá dầu đã tăng 203% trong 2 năm 2009-2010 chủ yếu do nhu cầu tăng cao ở hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc. Và cũng trong năm 2009 tín dụng đã tăng mạnh lên tới 39,6% cùng cung tiền M2 tăng 29%. Áp lực lên hệ thống ngân hàng phải sử dụng công cụ Lãi Suất để điều tiết nền kinh tế.

Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất để thắt chặt tiền tệ. Lãi suất tăng từ 7% lên tới 13%, chứng khoán giảm từ 510 xuống còn mức 350. CPI ở mức cao 23% dấu hiệu khủng hoảng và suy thoái toàn cầu. Nhưng cũng tại đây, thị trường đã tạo đáy và đi lên khi các vấn đề được giải quyết ổn thỏa lạm phát giảm và ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất.

Xem thêm: Điểm tương đồng thị trường chứng khoán 2007 và năm 2021? Liệu lịch sử có lập lại?

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012
giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012

Thứ ba là giai đoạn 2018-2019. Kinh tế hội nhập thị trưởng bị ảnh hưởng mạnh bởi quyết định của Fed tăng lãi suất lên 1% tác động diện rộng toàn cầu. Lúc này vĩ mô của Việt Nam rất tốt tuy nhiên thị trường chứng khoán vẫn giảm. Chỉ số giảm 29% từ 1.116 điểm về 980 điểm. Trong giai đoạn này vĩ mô của Việt Nam tuyệt vời GDP năm 2018 đạt tăng trưởng kỷ lục 7,1%, chỉ số lạm phát dưới 3%, tăng trưởng tín dụng trên 14% tuy nhiên không cứu nổi sự giảm sút của thị trường chứng khoán.

Thứ tư là giai đoạn hiện tại, VN-Index đã giảm mạnh 75% từ vùng đỉnh 1.525. Cũng chính lúc này vĩ mô trong nước tốt, nền kinh tế Việt Nam phát triển rất ổn định với hàng loạt chỉ số tốt nhưu mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, chỉ số lạm phát dưới 4%, tăng trưởng tín dụng 9,35%, lãi suất vẫn ổn định ở mức thấp.

Tuy nhiên tình hình thế giới đầy biến động. Chiến trang Nga – Ukraine, giá dầu thế giới tăng. Cung tiền ra trong một thời gian dài dẫn tới lạm phát tăng. Cuối cùng dẫn tới quyết định của Fed tăng lãi suất đột ngột và kỷ lục.

Thị trường chứng khoán đã tắm máu nhà đầu tư. Nhất là nhà đầu tư F0 sau giai đoạn gia nhập thị trường thu lợi nhuận được một chút hân hoan giai đoạn đầu. Huy động bỏ thêm vốn vào thị trường dẫn tới một cú sập lịch sử. Có thể thấy, diễn biến của thị trường chứng khoán giai đoạn này khá giống với giai đoạn 2018-2019. Đó là rủi ro lạm phát và FED tăng lãi suất ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thế mới biết rằng kinh tế đã toàn cầu hóa. Nền kinh tế Việt Nam gắn liền với kinh tế thế giới và là 1 bộ phận không thể tách rời được. Cũng tương tự như giai đoạn 2018-2019. Có lẽ nhà đầu tư phải đợi trờ khi lạm phát Mỹ tạo đỉnh. Lúc này Fed sẽ thay đổi chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng. Qua đó giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng trong tương lai.

Theo quan điểm cá nhân của chungkhoanhot.com thì chỉ khi lãi suất giảm. Thì chứng khoán mới tăng trưởng và tránh bị rơi.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận