Chỉ số ROA là gì bao nhiêu là tốt trong đầu tư chứng khoán
Trong nhóm chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả quản lý doanh nghiệp thì chỉ số ROA được các nhà đầu tư chứng khoán quan tâm hàng đầu. Nó khái quát và đánh giá được mức độ hiệu quả hoạt động của công ty. Khi nghiên cứu chỉ số ROA bạn nên kết hợp với một nhóm chỉ số bao gồm ROE, ROIC, ROCE.
Trong bài viết này mời bạn tìm hiểu về chỉ số ROA để có cái nhìn toàn diện nhất về chỉ số này. Một chỉ số rất quan trọng. Nhất là bạn phân tích cơ bản một công ty cụ thể và là một căn cứ để lựa chọn cổ phiếu tốt. Chỉ số ROA tốt là công ty hoạt động hiệu quả trong dài hạn và tiềm năng cổ phiếu tăng trưởng đều đặn trong dài hạn.
Nội dung
Khái niệm chỉ số ROA là gì?
Chỉ số ROA là chỉ số tài chính viết đầy đủ là Return On Asset (ROA). Chính là lợi nhuận trên tổng tài sản chỉ số thể hiện và đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty cụ thể.
Ngay nay chỉ số ROA rất quan trọng và thông dụng. Nó được nhiều nhà đầu tư chứng khoán nghiên cứu và phân tích để đưa ra quyết định đầu tư. Sau khi có được cái nhìn tổng quát hơn về độ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số này bạn có thể tính toán xem và tính toán trên báo cáo tài chính. Hoặc sử dụng những công cụ miễn phí có sẵn rất dễ dàng.
Cách xác định chỉ số ROA công thức tính ROA
Công thức ROA:
ROA = (Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân)*100%
Từ công thức này bạn dựa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tính được chỉ số ROA.
Cách tính ROA
Ví dụ thực tế tính chỉ số ROA của công ty Hòa Phát mã HPG năm 2021
Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2021: 34,478,143,197 (1000 đồng)
Tổng tài sản bình quân: 178,236,422,358 (1000 đồng)
Vậy ROA = (34,478,143,197/178,236,422,358)*100% = 19,34%
Nếu tổng tài sản biến động bạn có thể sử dụng tổng tài sản bình quân để có số liệu ROA chính xác hơn.
Hoặc bạn có thể xem chỉ số ROA qua nhiều kênh miễn phí có sẵn rất tiện dụng. Các nguồn dữ liệu cũng rất chính xác với những gì công ty công bố. Qua các trang cafef hay Fireant web.
Xem thêm: Chỉ số P/B và Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B
Các kiến thức phân tích cơ bản
Ý nghĩa của chỉ số ROA
Như khái niệm ở trên thì bạn biết rằng chỉ số ROA cho bạn biết mức độ hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp. Nó bằng tổng lợi nhuận làm được trong năm chia cho tổng tài sản. Tức là phản ánh cùng một đồng tài sản công ty kiếm được bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.
Và công ty có ROA càng cao thì thể hiện cùng một đồng tài sản công ty càng kiếm được nhiều lợi nhuận. Hiệu quả hoạt động rất cao. Như ví dụ trên với công ty Hòa Phát với các cổ đông bạn bỏ ra 1 đồng tài sản thì mang về hơn 0.19 đồng lợi nhuận. Và nếu so sánh qua các năm ROA tăng dần chứng minh hiệu quả sử dụng tài sản của Hòa Phát ngày 1 tăng. Công ty ngày càng phát triển mang lại nhiều tài sản hơn cho nhà đầu tư.
Chỉ số ROA liên tục tăng cao và ổn định trong một thời gian dài. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả. Và họ đã tận dụng được hầu như tối ưu các nguồn lực sẵn có.
Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?
ROA bao nhiêu là tốt vốn không có câu trả lời cụ thể. Muốn biết được con số bao nhiêu là tốt bạn phải đặt công ty trong một điều kiện thực tế. Tức là bạn phải so sánh chỉ số ROA của công ty này với công ty khác cùng ngành, cùng cạnh tranh. Và so với chỉ số trung bình ngành. Và đặc biệt xem nó có tăng trưởng đều đặn qua các năm không.
Bởi đại đa số các ngành khác nhau thường có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu tài sản. Vì vậy khả năng sinh lời trên tổng tài sản sẽ rất khác nhau. Các công ty tài chính hay công nghệ thông tin, dịch vụ thì cơ cấu tỉ trọng tài sản thấp nên thông thường sẽ có ROA cao. Ngược lại các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất hay công nghiệp như Thép của Hòa Phát thường có tỉ trọng tài sản lớn yêu cầu tài sản cố định rất lớn. Do đó chỉ số ROA sẽ tương đối thấp.
Tiêu chí của một chỉ số ROA tốt của công ty cụ thể
Theo chungkhoanhot.com một công ty hay doanh nghiệp được coi là có chỉ số ROA tốt sẽ đảm bảo được 2 vấn đề.
Một là tăng trưởng ROA đều đặn qua các năm
Hai là chỉ số ROA phải lớn hơn so với số trung bình ngành.
Muốn đầu tư bạn hãy tìm được công ty đầu đàn trong ngành (có chỉ số ROA tăng trưởng đều và tốt nhất ngành là tốt nhất). Trong trường hợp ROA bị giảm nhưng toàn ngành đều bị giảm thì bạn cần xét thêm các yếu tố khác để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
Một lần nữa nhắc lại với bạn chỉ số ROA chỉ là một chỉ số, muốn tìm hiểu phân tích cơ bản về một công ty hãy bỏ công sức nghiên cứu đầy đủ toàn vẹn toàn bộ các chỉ số trước khi xuống tiền đầu tư bạn nhé. Chúc các bạn đầu tư hiệu quả.