Chỉ số PB và Định giá cổ phiếu bằng phương pháp PB
Phân Tích Cơ Bản

Chỉ số P/B và Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B

Mời bạn tham khảo bài viết chỉ số P/B và Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B. Đây là bài viết sơ bộ giúp bạn hiểu hơn và áp dụng nhanh kiến thức này vào trong đầu tư thực tế. Chỉ số P/B viết tắt của Price to Book. Tức là tỷ số giữa giá thị trường của cổ phiếu tại phiên so sánh so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.

Trong đó giá trị ghi sổ sẽ bằng tổng giá trị của tổng tài sản trừ đi các khoản nợ và khấu hao. Đây là một chỉ số rất dễ hiểu với đại đa số nhà đầu tư mới. Kể cả không trong lĩnh vực kinh tế. Và đa số họ sẽ lấy chỉ số này như là một định mức để định giá cổ phiếu.

Khái niệm chỉ số P/B

P/B là tỷ lệ này được tính bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Công thức tính chỉ số P/B:
P/B= Giá cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ
Hoặc P/B = Vốn hóa doanh nghiệp / Vốn chủ sở hữu

Công thức tính chỉ số P/B
Công thức tính chỉ số P/B

Cũng như P/E đây là một chỉ số quan trọng với các nhà đầu tư theo trường phái phân tích cơ bản. Nó là công cụ trực quan giúp xác định các cổ phiếu có giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách (Nếu bán hết công ty mua với mức giá P/B <1 thì bạn đã có lãi ngay thời điểm mua vào). Các định chế tài chính rất hay sử dụng công cụ này để lấy làm một yếu tố ra quyết định đầu tư trong giai đoạn thị trường giảm giá.

Đây là chỉ số quan trọng phản ánh ở thời điểm hiện tại giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường so với tài sản của công ty được ghi trong sổ sách. Lưu ý tài sản có số liệu lấy từ báo cáo tài chính. Chỉ số P/B chính là giá trị mà nhà đầu tư phải trả để mua 1 đồng vốn chủ sở hữu.

Ý nghĩa của chỉ số P/B là gì?

Trường hợp 1 tỷ lệ P/B < 1. Ý nghĩa rằng giá cổ phiếu đang bị định giá thấp hơn giá trị ghi sổ. Trong trường hợp này có một số trường hợp xẩy ra như: Thị trường đang quá tiêu cực, quá bán, giá cổ phiếu bị định giá tiêu cực rất thấp – nên mua vào.

Hoặc nhà đầu tư tại thị trường cho rằng giá trị tài sản của công ty định giá quá cao. Lúc này nên bán ra vì giá thị trường của cổ phiếu sẽ nhanh chóng bị điều chỉnh về mức giá thật. Hoặc công ty có định mức hiệu quả sử dụng tài sản quá thấp.

Trường hợp 2 P/B > 1, ý nghĩa cổ phiếu đang được định giá cao hơn so với giá trị sổ sách. Lúc này cũng có một số trường hợp bạn cần xem xét trước khi đầu tư như:
Thị trường đang quá hưng phấn giá cổ phiếu mặt bằng chung tăng. Bạn cần thận trọng khi đầu tư giai đoạn này. Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc quản trị rủi ro.
Hoặc đây là công ty có tiềm lực tăng trưởng mạnh trong tương lai. Công ty tăng trưởng đều ổn định. Hiệu quả sử dụng tài sản tốt thể hiện bằng tỷ lệ thu nhập trên tài sản cao.

Xem thêm: Các kiến thức phân tích cơ bản

Chỉ số P/E

Chỉ số EPS của cổ phiếu 

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B là gì?

Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B
Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B

Như tên gọi định giá cố phiếu theo phương pháp P/B là cách định giá cổ phiếu rất dễ hiểu. Chỉ dựa trên chỉ số tài chính P/B (Price to Book Value Ratio) thị giá của cố phiếu trên giá trị sổ sách. Lúc này ta sẽ so sánh P/B của công ty mục tiêu với các công ty cạnh tranh hoặc các công ty cùng nganh hay P/B trung bình ngành.
Nếu P/B của công ty cần định giá cao hơn trung bình ngành hoặc các công ty cạnh tranh trực tiếp (có cùng sản phẩm, cùng nguồn lực – vốn, công nghệ … ) thì được coi là công ty đang có mức giá cao và ngược lại.
Trong đó P/B trung bình ngành là trung bình cộng của tất cả các doanh nghiệp cùng ngành.
Cuối cùng lấy chỉ số P/B trung bình ngành nhân với vốn chủ sở hữu của công ty đó bạn sẽ ra được định giá cổ phiếu mục tiêu. Lúc này bạn sẽ so sánh con số này với thị giá (giá thị trường hiện tại của cổ phiếu) để biết giá cổ phiếu đang ở mức cao hay thấp.
Phương pháp định giá này cũng chỉ là một căn cứ. Bởi nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nhiều công ty có những lợi thế cạnh tranh vượt bậc. Kỳ vọng tăng trường trong tương lai mạnh mẽ sẽ có P/B cao vượt trội so với trung bình ngành.

Ví dụ định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B

Công ty Hòa Phát (thuộc ngành thép) có giá hiện tại là 28 000. Vốn chủ sở hữu/cổ phiếu của Hòa Phát là 30 000 Chỉ số P/B trung bình ngành thép là 1,2. Từ đó ta tính ra được giá trị hợp lý của cổ phiếu công ty Hòa Phát là:
Giá trị hợp lý của Hòa Phát = chỉ số P/B trung bình ngành x Vốn chủ sở hữu/cổ phiếu = 1.2 x 30 000 = 36 000.
Như vậy theo phương pháp này giá của cổ phiếu Hòa Phát đang còn rẻ và mới chỉ bằng khoảng 28/36*100% = 77% so với giá trị sổ sách của công ty.
Lưu ý: Cách định giá cổ phiếu này được đánh giá hiệu quả nhất khi áp dụng cho lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng có giá trị trên sổ sách phản ánh khá rõ tài sản có tính thanh khoản rất cao.

Tính P/B thực tế dựa trên thị giá cổ phiếu thực tế
Tính P/B thực tế dựa trên thị giá cổ phiếu thực tế

Ưu – nhược điểm của phương pháp định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính toán. Nhà đầu tư mới cũng có thể sử dụng được. Hiện nay trên nhiều các công cụ giao dịch đều hỗ trợ nhà đầu tư thể hiện con số này. Bạn có thể lướt qua để lọc được những công ty có chỉ số đẹp trước khi đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu để đầu tư.
Nhược điểm P/B cũng chỉ là một tỷ số dễ dàng bị điều chỉnh tác động bởi nó chỉ đánh giá được biến động trên tổng giá trị tài sản hữu hình của công ty. Trong khi đó các yếu tố này cũng chịu biến động của nhiều yếu tố khác. Và trong khi thực tế giá trị công ty càng ngày các công ty có giá trị thì các tài sản vô hình như thương hiệu, uy tín, thị phần… lại càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản.

Kết luận tỷ số P/B phương pháp định giá cổ phiếu theo chỉ số P/B

Tỷ số tài chính P/B là tỷ số dễ tính và áp dụng nhiều để định giá cổ phiếu. Cách tính đơn giản nhất là lấy vốn hóa công ty chia cho vốn chủ sở hữu (hay giá trị cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ). Cách định giá cổ phiếu cũng đơn giản nên cần phải xem xét nhiều yếu tố phía sau trước khi quyết định đầu tư một cổ phiếu cụ thể.
Chungkhoanhot.com cung cấp cho các bạn kiến thức sơ bộ đơn giản nhưng không thể thiếu để giúp các bạn đầu tư hiệu quả. Hãy tìm hiểu kỹ và vận dụng linh hoạt giúp có lợi cho các hoạt động đầu tư bạn nhé.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận