Chỉ số EPS của cổ phiếu, ý nghĩa trong đầu tư chứng khoán
Phân Tích Cơ Bản

Chỉ số EPS của cổ phiếu, ý nghĩa trong đầu tư chứng khoán

Chỉ số EPS của cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư quan tâm và nó là chỉ số quan trọng ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định đầu tư chứng khoán. Không phải ngẫu nhiên lại có nhiều người tìm hiểu về chỉ số này. Bởi nó là con số biết nói, là chỉ số đơn giản nhưng bao hàm nhiều yếu tố. Doanh nghiệp muốn có EPS đẹp phát triển đều thì phải có những lỗ lực không hề nhỏ.

Chỉ số EPS là một chỉ số quan trọng nó được nhà đầu tư theo trường phái giá trị vô cùng coi trọng. Thể hiện thu nhập thực tế trên một cổ phiếu. Là một yếu tố được xét đầu tiên bên cạnh PE và PB để định giá cổ phiếu. Nó giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng hợp hơn. Tìm hiểu về đầu tư cơ bản bạn phải biết về chỉ số quan trọng này.

Định nghĩa chỉ số EPS là gì?

EPS là viết tắt của cụm từ tiếng anh Earnings per share. Chính là lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên một cổ phiếu thông thường đang được lưu hành ở trên thị trường. Là một chỉ số tài chính được định nghĩa vô cùng rõ ràng dễ sử dụng với các nhà đầu tư.

Cách xem chỉ số eps của công ty đơn giản nhất
Cách xem chỉ số eps của công ty đơn giản nhất

Nó thể hiện sức mạnh của cổ phiếu, eps càng cao thì cổ phiếu càng khỏe. Nó càng cao tức là bạn càng kiếm được nhiều tiền hơn với mỗi đồng bỏ ra mua cổ phiếu. Nó dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp đơn vị kinh doanh nói chung.

Các nhà đầu tư giá trị rất yêu thích dùng chỉ số này bởi nó phản ảnh được sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Rất quan trọng để định giá cổ phiếu trong tương lai.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý, EPS được tính bằng cách chia thu nhập ròng của doanh nghiệp chia cho tổng số cổ phiếu hiện đang được lưu hành trong 1 kỳ báo cáo bất kỳ (quý hoặc năm). Số cổ phiếu thì có thể bị thay đổi do phát hành thêm hoặc gộp lại. Vì vậy phải sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Và khi cần so sánh eps cũng lên lưu ý thời điểm lượng cổ phiếu thay đổi để có đánh giá chính xác hơn.

Phân loại EPS của cổ phiếu

Nó đã được chia làm 2 loại, EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS). Cùng là lợi nhuận chia cho tổng số lượng cổ phiếu. Nhưng khác nhau ở chỗ với EPS pha loãng chia cho tổng số cổ phiếu sau khi đã chia tách pha loãng nên thông thường có giá  trị nhỏ hơn.

Trường hợp lợi nhuận sau thuế quý 3 là 100 tỷ đồng. Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu lưu hành trong quý là 100 triệu cổ phiếu. Thì lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) là khoảng 1000 đồng. Sau đó quý 4 công ty phát hành thêm 100 triệu cổ phiếu nữa thì EPS lúc này là EPS pha loãng chỉ còn 500 đồng.

Thông thường nhà đầu tư sẽ dựa vào EPS pha loãng để định giá cổ phiếu trong tương lai. Trong đầu tư thực tế, bạn có thể xem chỉ số EPS của công ty qua Báo cáo tài chính hợp nhất.

Công thức tính chỉ số EPS trong thực tế

Công thức tính EPS cở bản
Công thức tính EPS Pha Loãng

Xem thêm: Toàn bộ nội dung các bài viết về phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản cổ phiếu

các yếu tố định tính trong phân tích cơ bản

yếu tố định lượng trong phân tích cơ bản

Thế nào cổ phiếu tốt với chỉ số EPS

Chỉ số EPS không chỉ yêu cầu cao so với các công ty trong ngành. Mà còn yêu cầu tăng trưởng ổn định qua các kỳ báo cáo. Đây là 2 yếu tố cần và đủ để đánh giá một cổ phiếu tốt trên khía cạnh nghiên cứu về EPS.

Các công ty trong gian đoạn tăng trưởng và phát triển ổn định. Thì luôn có chỉ số EPS tăng ổn định đều trong vòng nhiêu năm. Là những công ty có nền tảng và nội lực phát triển tốt.

Chỉ số EPS tăng ổn định đều trong vòng nhiêu năm

Ứng dụng EPS trong đầu tư cổ phiếu

Việc đánh giá một cổ phiếu hay quyết định đầu tư cần căn cứ nhiều yếu tố. Và chỉ số EPS chỉ là một thước đo tài chính. Bạn cần nghiên cứu nhiều chỉ số tài chính nữa. Để đi đến kết luận 1 doanh nghiệp khỏe về tài chính. Cũng như đang có có sự phát triển ổn định qua các thời kỳ. Hay rộng hơn là có sự phát triển khỏe mạnh xứng đáng để đầu tư.

Bên cạnh EPS thì bạn nên nghiên cứu thêm các chỉ số cộng hưởng hỗ trợ như như P/E, ROA, ROE …. Các chỉ số này cần đạt mức cao so với trung bình ngành và tăng trưởng đều qua các kỳ kế toán. Nó như là việc bạn xem xét các chỉ số để thấy bức tranh toàn cảnh. Bởi mỗi công cụ phân tích cơ bản chứng khoán khác nhau sẽ chỉ phản ánh được một vài mặt tình hình phát triển của công ty.

Cũng không nên chỉ nhìn và so sánh EPS giữa các công ty ngay cả trong 1 ngành với nhau một cách tuyệt đối. Vì mức độ và quy mô các công ty thường sẽ khác nhau. Càng công ty lớn mạnh càng phát triển họ thông thường sẽ phát triển thêm nhiều mảng kinh doanh khác. Và nó sẽ có chỉ số trung bình EPS khác nhau.

Chứng khoán Hot cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn đầu tư thắng lợi gặt hái nhiều lợi nhuận. Nhớ chỉ đầu tư sau khi nghiên cứu thật kỹ các chỉ số của cổ phiếu ưu tú.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận