Chỉ báo phân tích kỹ thuật MACD
Phân Tích Kỹ Thuật

Chỉ báo phân tích kỹ thuật MACD

Chỉ báo phân tích kỹ thuật MACD là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Cụ thể MACD là giá trị tìm được khi lấy đường trung bình động (EMA) 12 ngày trừ đi đường trung bình động 26 ngày.

Khái niệm MACD là gì?

MACD là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Moving Average Convergence Divergence” Nghĩa là “Trung bình động hội tụ phân kỳ”. Nó là một chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để xác nhận xu hướng thị trường. Được sử dụng để xác nhận xem xu hướng tăng hay giảm. Xuất hiện tín hiệu giao dịch và xác định cơ hội giao dịch.

Cấu tạo của MACD

Lịch sử thì đường MACD ra đời từ năm 1979 Cha đẻ là nhà phát minh Gerald Appel. Sau khi ứng dụng hiệu quả thì đây được coi là một trong những chỉ báo kỹ thuật phổ biến và thông dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán hay trong các thị trường tài chính.

Trong đó chỉ báo MACD có 4 thành phần chính:

Đường MACD: Được gọi là đường nhanh – Công thức tính: MACD = EMA12 – EMA26

Đường tín hiệu (Signal): Được gọi là đường chậm. – Công thức tính: Đường Signal = EMA9

Biểu đồ (Histogram): Được gọi là Biểu đồ thanh – Công thức tính: Histogram = MACD – Đường Signal

Đường số 0: Trục nằm ngang để tham chiếu các đường tín hiệu và biểu đồ Histogram.

Xem thêm: Kiến thức phân tích kỹ thuật chứng khoán

Cách sử dụng MACD cơ bản

Phương pháp mua ở “giao cắt vàng”. Đường MACD cắt lên đường Signal, đó là tín hiệu mua.

Phương pháp bán tại “giao cắt tử thần”. Có nghĩa là đường MACD cắt xuống đường Signal, đây là một tín hiệu bán.

Phương pháp mua ở “giao cắt vàng” bán tại “giao cắt tử thần”
Phương pháp mua ở “giao cắt vàng” bán tại “giao cắt tử thần”

Cột MACD: Giá trị MACD chuyển từ Âm sang Dương tức là thị trường chuyển từ yếu sang mạnh.

Cột MACD: giá trị MACD thay đổi từ dương sang âm, tức là thị trường chuyển từ mạnh sang yếu.

Cả đường MACD và đường Signal đều dương, nghĩa là khi đường nhanh và chậm của MACD nằm trên trục 0. Tại thời điểm này, xu hướng chung của thị trường là thị trường tăng giá và đường MACD tăng cắt lên trên đường Signal. Có nghĩa là “giao cắt vàng” nằm trên trục 0 có thể được sử dụng như một tín hiệu mua.

Thường chúng ta sẽ không mua ở giao cắt phân kỳ và quá xa đường 0

Cả đường MACD và đường Signal đều âm, tức là khi cả hai đều nằm dưới trục 0. Thì xu hướng chung của thị trường lúc này là thị trường giảm và đường MACD giảm cắt xuống dưới đường Signal. Có nghĩa là “giao cắt tử thần” nằm dưới trục 0, có thể được sử dụng như một tín hiệu bán.

Phương pháp sử dụng MACD nâng cao

Các đường MACD và đường Signal của MACD ở mức cao điều chỉnh lùi về và tiến gần đến trục 0 hình thành giao cắt vàng. Đặc biệt nó không bứt phá giảm xuống dưới trục 0 để tạo thành giao cắt vàng, thì đây là một tín hiệu Mua mạnh mẽ.

ở mức cao điều chỉnh lùi về và tiến gần đến trục 0 hình thành giao cắt vàng

Các đường MACD và đường Signal của MACD từ mức thấp đã phục hồi bật lên gần trục 0 hình thành giao cắt tử thần, đặc biệt không bứt phá trục 0 khi tạo ra giao cắt tử thần, đây là một tín hiệu Bán ra rõ ràng.

Từ mức thấp đã phục hồi bật lên gần trục 0 (không bứt phá trục 0) hình thành giao cắt tử thần

Khi đường MACD và đường Signal của MACD ở mức thấp (bên dưới trục 0) và tạo ra sự phân kỳ đáy, đó là tín hiệu MUA vào.

ở mức thấp (bên dưới trục 0) và tạo ra sự phân kỳ đáy, đó là tín hiệu MUA vào

Khi đường MACD và đường Signal của MACD ở mức cao (trên trục 0) và tạo ra sự phân kỳ đỉnh, đó là tín hiệu BÁN ra.

Đây là những kiến thức được tổng kết và xây dựng trong một thời gian dài của nhiều nhà đầu tư đi trước sau cha đẻ của MACD. Chungkhoanhot.com giới thiệu giúp bạn tham khảo và áp dụng linh hoạt cùng các chỉ số khác giúp đầu tư hiệu quả.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận