Phân tích tỷ số thanh toán hiện hành trong đầu tư chứng khoán
Phân Tích Cơ Bản

Phân tích tỷ số thanh toán hiện hành trong đầu tư chứng khoán

Tìm hiểu và phân tích tỷ số thanh toán hiện hành trong đầu tư chứng khoán là một thao tác rất quan trọng. Bởi đây là chỉ số quyết định đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Nhất là trong những điều kiện thị trường đặc biệt như lãi suất tăng cao. Hay nguy cơ khủng hoảng kinh tế cận kề yêu cầu doanh nghiệp phải có khả năng thanh toán linh hoạt để thích ứng với điều kiện khó khăn hơn.

Trong chu kỳ phát triển của thị trường chứng khoán. Thông thường lãi suất tăng cao sẽ dẫn tới thị trường giảm lúc này giá cổ phiếu các công ty đồng loạt giảm theo. Khi thị trường có những phiên điều chỉnh thì chỉ có những doanh nghiệp có tỷ số thanh toán hiện hành tốt mới bật hồi trở lại. Các doanh nghiệp có vay nợ nhiều. Các nhà đầu tư sẽ đánh giá rủi ro cao (không đủ khả năng thanh toán) họ sẽ tránh mua vào. Từ đó cổ phiếu sẽ không có động lực để hồi lại. Các bạn đặc biệt phải lưu ý điều này.

Khái niệm tỷ số thanh toán hiện hành

Khái niệm tỷ số thanh toán hiện hành là Tỷ số cho thấy doanh nghiệp hay công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Đây chính là tỷ số đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty.

Công thức tính Tỷ số thanh toán hiện hành:

Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) =Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Với: Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác.

Tỷ số thanh toán hiện hành được thống kê sẵn trên fian

Tỷ số thanh toán hiện hành phản ánh gì?

Tỷ số thanh toán hiện hành tốt là dấu hiệu cho thấy công ty có sức khỏe tài chính tốt. Luôn luôn có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng an ninh tài chính đảm bảo. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành kém thì phản ánh ngược lại tình hình tài chính của công ty.

Tuy nhiên dưới góc độ quản lý tài chính cũng không nên để tỷ số thanh toán hiện hành quá cao. Bởi  nó thể hiện sự kém hiệu quả trong hoạt động tài chính. Công ty ít dự án phải đầu tư vay nợ thấp cũng tức là dư địa tăng trưởng kém. Công ty hoạt động chưa hiệu quả. Có thể vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn hoặc có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi. Hay nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng cũng làm tăng tỷ số thanh toán hiện hành điều này là rất xấu.

Trung bình các công ty cố gắng điều hành để tỷ số này khoảng 1. Tùy mỗi ngành nghề hay giai đoạn khác nhau sẽ có các con số tối ưu cụ thể.

Xem thêm: Chỉ số P/B và Định giá cổ phiếu bằng phương pháp P/B

Chỉ số P/E

Chỉ số EPS của cổ phiếu 

Các kiến thức phân tích cơ bản

Ngược lại tỷ số thanh toán hiện hành < 1 rất nhiều. Sẽ phản ánh tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đang thấp hơn so với nợ ngắn hạn nhiều. Khả năng thanh toán rất yếu có thể đang gặp các khó khăn về tài chính. Nếu nó càng gần sát về 0 thì càng cho thấy công ty đang cạn kiệt về tài chính trong ngắn hạn, không có khả năng trả nợ. Ảnh hưởng mạnh đến hoạt động thường nhật của công ty. Trường hợp xấu là ngừng hoạt động, tuy chưa đến mức phá sản nhưng nguy cơ là rất cao.

Nhược điểm nếu chỉ nghiên cứu Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán hiện hành chỉ phản ánh được tình hình tài chính của công ty vào một thời điểm. Nó bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Thông dụng nhất là hàng tồn kho, hàng tồn kho nhiều dẫn đến tỷ số thanh toán hiện hành cao nhưng là không tốt – bởi nó cần thời gian để chuyển đổi thành tiền mặt và hàng hóa tồn nhiều trong khó rất dễ giảm chất lượng giá trị không còn được như ban đầu.

Vì vậy khi tìm hiểu tỷ số thanh toán hiện hành bạn cần nghiên cứu thêm các thông số khác để đảm bảo hiểu rõ bản chất và tình hình thực tế về tài sản của công ty.

Tham khảo cách tính Tỷ số thanh toán hiện hành theo ví dụ cụ thể:

Ta có số liệu của Công ty Cổ phần HP như sau:

Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần HP đến ngày 30-9-2022.

Tỷ số Thanh toán hiện hành của Công ty HP cho năm 2022 là:

Tỷ số thanh toán hiện hành =     Tài sản ngắn hạn/Nợ Ngắn hạn  = 5660/5303= 1.06

cách tính Tỷ số thanh toán hiện hành theo ví dụ cụ thể

RC = 1,06 cho thấy trong quý 3 năm 2022, Công ty HP có 1,06 đồng Tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Đây là một tỉ số tương đối tốt, ta cần xem thêm các yếu tố khác như hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn, … để đưa ra kết luận cuối cùng.

Kết luận tỷ số thanh toán hiện hành trong đầu tư chứng khoán

Tỷ số Thanh toán hiện hành của một công ty có hợp lý tốt hay không tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đòi hỏi bạn phải phân tích và xem xét kỹ. Chứ không vôi kết luận. Ngay trong cách tính các thành phần tạo lên tỷ  số này và trong cùng một công ty cũng tùy thời điểm.

Bạn cần có sự so sánh với tỷ số thanh toán của các công ty cạnh tranh trong cùng ngành. Và so sánh với các năm trước để thấy sự biến động của tỷ số kế hợp với các yếu tố khác mới đưa ra các nhận định chính xác hơn.

Bởi trong đầu tư chứng khoán có thể công ty đang vay nợ nhiều để đầu tư cho một dự án hiệu quả tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lại thì đó lại là một yếu tố tốt. chungkhoanhot.com cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn nghiên cứu và đầu tư chứng khoán hiệu quả. Mọi liên hệ góp ý xin  liên hệ hotline của chúng tôi. Trân trọng cảm ơn.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận