Xây dựng kế hoạch đầu tư cổ phiếu
Có một câu nói nổi tiếng của nhà văn nổi tiếng người Mỹ William Arthur Ward. “Con người chẳng bao giờ lên kế hoạch để thất bại; chỉ đơn giản là họ đã thất bại trong việc lên kế hoạch để thành công.” Bởi vậy xây dựng kế hoạch đầu tư cổ phiếu chính là việc chuẩn bị cho kế hoạch để thành công.
Trong mọi mặt của đời sống xác định được mục tiêu và xây dựng kế hoạch để đi đến mục tiêu là đã thành công được 50%. Cách bạn lên kế hoạch, thực hiện và tuân thủ theo nó giúp bạn theo đuổi và đạt được mục tiêu. Không chỉ nhà đầu tư mới mà cả những nhà đầu tư lâu năm thường bỏ qua bước này vì vậy họ không đạt được tỷ lệ phần trăm lợi nhuận như kỳ vọng. Hoặc trường hợp tệ hơn dễ dẫn đến mất phương hướng khi thua lỗ và bỏ cuộc giữa chừng chấp nhận thất bại.
Một kế hoạch toàn vẹn là kế hoạch chi tiết chuẩn bị kỹ cho mọi tình huống sảy ra. Có các phương án a,b,c để hành động tương ứng với các điều kiện phát triển của thị trường. Tóm lại xây dựng một kế hoạch đầu tư cổ phiếu chi tiết sẽ giúp bạn biết mình cần làm những gì trong từng tình hống cụ thể. Và phản ứng như thế nào khi thị trường biến động cũng như ngủ ngon trước mọi biến cố của thị trường.
Tựu trung của kế hoạch đều là xác định nguồn lực điểm xuất phát, xây dựng mục tiêu. Lập kế hoạch hướng giải quyế, cách phát triển để đi đến mục tiêu. Đánh giá lại mục tiêu và bắt tay vào thực hiện kế hoạch, hiện thực hóa mục tiêu.
Xem thêm: cách lập kế hoạch đầu tư tài chính
Nội dung
Bước 1: Xác định tình hình tài chính cá nhân và khẩu vị đầu tư
Hãy tính toán chi tiết nguồn vốn bạn có thể huy động được nếu thực hiện đầu tư. Cộng thêm nguồn thu nhập chủ động hiện tại. Toàn bộ các khoản này có dùng sẵn sàng cho việc đầu tư chứng khoán hay không, hay còn phải trích lập ra các khoản dự phòng khác. Dự phòng tài chính cho gia đình chi tiêu khoảng 6 tháng, khoản dự phòng ốm đau bệnh tật,…
Giả sử bạn muốn đầu tư 50% vào chứng khoán khi thấy điều kiện thị trường thuận lợi. Có một công thức đơn giản bạn có thể tham khảo
Khoản tiền đầu tư chứng khoán =
½*[(Các khoản tiết kiệm + Các khoản huy động được + Thu nhập sẵn có) – (Trích lập dự phòng đủ cho chi tiêu 6 tháng + khoản trích lập dự phòng bất chắc khác)]
Từ đó tính toán được khoản tiền thực tế bạn có thể đầu tư vào chứng khoán. Tiếp tục căn cứ trên tình hình thời gian và khẩu vị rủi ro bạn có thể phân chia thành. Đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu ngắn hạn hay dài hạn. Chọn những cổ phiếu ổn định ít biến động hay những cổ phiếu biến động nhiều có khả năng giảm nhiều mà tăng cũng cao.
Việc xác định ngay từ đầu giúp bạn có được tâm lý chuẩn bị và lên được những phương án tương ứng với kế hoạch mình sẽ thực hiện. Hãy xác định đầu tư là phải bỏ chi phí, khi thị trường không được như kỳ vọng hãy mạnh dạn thanh lý khoản đầu tư.
Bước 2 Thiết lập mục tiêu đầu tư
Sau khi xác định điểm xuất phát các nguồn lực của mình. Hãy xác định và thiết lập mục tiêu đầu tư. Ví dụ như trong 1 năm đạt được lợi nhuận 30% với tình hình thị trường hiện tại. Từ đó mới lên kế hoạch đầu tư bao nhiêu cổ phiếu tần suất như thế nào? Với tỷ lệ tài chính bao nhiêu để đạt được mục tiêu cụ thể.
Thông thường cổ phiếu cũng có tính cách nếu bạn nghiên cứu kỹ cũng có thể nhận ra điều này. Có những cổ phiếu biến động mạnh và ít biến động. Thông thường tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lợi nhuận và rủi ro. Cổ phiếu có lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì mức độ rủi ro tiềm ẩn càng lớn.
Khi đặt lện bạn cần có kế hoạch xác định rõ điểm đạt mục tiêu lợi nhuận và điểm cắt lỗ để tuân thủ kế hoạch chi tiết. Ví dụ với thành tích 50% đầu tư đúng và 50% sai. Bạn hãy tìm cổ phiếu với mục tiêu tăng 10 % và cắt lỗ khi cổ phiếu rơi 5% thị giá.
Xem thêm: Kiến thức cơ bản về chứng khoán cho người mới
Thường xuyên cập nhật tình hình lợi nhuận theo các khung thời gian cụ thể tháng, năm thông qua giá trị theo tỷ lệ phần trăm của danh mục đầu tư. Để biết tình hình tiến triển lợi nhuận và tỷ lệ % đến gần với mục tiêu đề ra.
Bước 3: Lập kế hoạch đầu tư trong đó có chọn chiến lược đầu tư và lên danh sách cổ phiếu theo dõi.
Thiết lập được mục tiêu cụ thể, xác định rõ khẩu vị đầu tư. Thì bạn có thể tạo cho mình một danh sách các mã cổ phiếu mà bạn muốn đầu tư. Xác định sơ bộ điểm vào điểm ra để đạt được mục tiêu đề ra. Theo dõi chặt chẽ cổ phiếu để mua bán đúng nhịp thoát ra đúng lúc.
Sau khi có kế hoạch cụ thể cần có bước xem lại và kiểm nghiệm lại kế hoạch một lần nữa trước khi chính thức đi vào thực hiện. Cụ thể với các cổ phiếu đã xác định đầu tư cần bỏ thêm thời gian nghiên cứu sâu hơn. Về tình hình kinh doanh, xu thế thị trường, vĩ mô vi mô ảnh hưởng tới cổ phiếu này. Ban lãnh đạo, các yếu tố đầu vào yếu tố đầu ra, xu thế mùa vụ,… Càng nhiều yếu tố bạn nghiên cứu được thì rủi ro bạn sẽ được loại trừ nhiều hơn.
Nếu có điều kiện hãy hỏi ý kiến chuyên gia về các vấn đề bạn quan tâm để củng cố thêm kiến thức và dự đoán tình hình thực tế có thể diễn ra. Qua đó lên các phương án cụ thể cho những trường hợp cụ thể.
Nghiên cứu lại một lần giúp bạn củng cố và có thể sửa đổi lại kế hoạch đầu tư sao cho có hiệu quả và ít rủi ro nhất.
Lưu ý thông qua các thông tin được công khai trên mạng như báo cáo tài chính bản cáo bạch, thông cáo phát hành của công ty doanh nghiệp. Và nghiên cứu thêm các thông tin không được công bố, nghiên cứu vĩ mô để thấy được xu hướng của thị trường từ đó áp dụng được các phương pháp đầu tư hợp lý tìm được các mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng tốt đem lại lợi nhuận cao. Tuân thủ nguyên tắc quan trọng là tất cả các quyết định đầu tư chỉ nên đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về công ty, mã cổ phiếu mình sẽ đầu tư.
Bước 4 Tiến hành kế hoạch
Sau khi có được một kế hoạch chi tiết hành động và tuân thủ kế hoạc đề ra. Hãy tìm điểm mua cổ phiếu hợp lý và kiên nhẫn chờ đợi cổ phiếu đi đúng hướng trước khi thực hiện lệnh mua bán.
Lưu ý không phải cổ phiếu của một doanh nghiệp tốt lúc nào cũng đem lại gia tăng về giá trị. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố: Chu kỳ theo kinh tế, ngành nghề, chính sách của quản lý Nhà nước, tình hình chính trị, cung cầu trên thị trường chứng khoán… Nên cần điều chỉnh kế hoạch phù hợp để đạt được mục tiêu mong muốn.
Nên học tập đầy đủ và sâu sắc cả 2 kỹ năng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để đạt được cân bằng cả 2 tay. Biết được điểm mua và điểm bán hợp lý tương ứng với diễn biến cụ thể của thị trường.
Lưu ý về điểm bán cổ phiếu
Bởi vì mục đích cuối cùng của cổ phiếu là lợi nhuận vì vậy phải tiến hành hài hòa việc mua và bán của cổ phiếu mới thu được lợi nhuận tốt nhất. Thông thường các nhà đầu tư chuyên nghiệp chỉ bán: Khi đạt được mục tiêu lợi nhuận; hoặc giá rơi đến điểm cần cắt lỗ. Bán khi cổ phiếu có diễn biến vĩ mô cự kém không còn thỏa mãn được các yếu tố trong phương pháp đầu tư ban đầu đề ra.
Kết luận Xây dựng kế hoạch đầu tư cổ phiếu
Lưu ý vàng : “Hãy đầu tư theo kế hoạch tuân thủ nguyên tắc và kỷ luật”
Nên thực hiện viết nhật ký giao dịch để ghi nhớ những thương vụ mua bán. Rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. Tổng kết lỗ lãi đạt được nguyên nhân gây ra những khoản lỗ lãi ngoài kế hoạch. Điều này như là cách tự học giao dịch thông qua kinh nghiệm của chính mình.
Với các nhà đầu tư mới và không chuyên lên kế hoạch đầu tư thỏa đáng rất khó. Bạn cần thời gian để học tập rút kinh nghiệm nhiều. Hoặc bỏ những chi phí nhất định học hỏi từ những người đi trước để rút kinh nghiệm trực tiếp cho bản thân mình. Đây là con đường ngắn và thông minh tiết kiệm được thời gian để tham gia thị trường có hiệu quả.
Chungkhoanhot.com cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn một hành trình đầu tư thuận lợi. Cần tư vấn lên kế hoạch chi tiết cho đầu tư cổ phiếu bạn có thể liên hệ với chuyên gia của chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.