So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Kinh tế hiện đại nền kinh tế của một quốc gia sẽ được theo dõi, kiểm soát định hướng phát triển với các công cụ là các chính sách kinh tế hợp lý. Các chính sách giúp nền kinh tế dần đi lên phát triển ổn định trong thời gian dài. Đó chính là chính sách tài khóa được chính phủ điều hành và chính sách tiền tệ được ngân hàng nhà nước điều hành.
So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, hiểu rõ được 2 chính sách này giúp bạn có được những hiểu biết về hướng đi của nền kinh tế. Sự phát triển của các ngành trong tương lai. Từ đó lên kế hoạch đón bắt dòng tiền, hơn hết là gặt hái được những thành ngọt ngào của đầu tư chính xác.
Nội dung
Khái niệm chính sách tài khóa và tiền tệ
Thông thường chính phủ các quốc gia thường áp dụng 2 chính sách là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong đó chính sách tài khóa là tác động đến chi tiêu chính phủ, chi là các khoản chi kích cầu tiêu dùng, thu là tác động các khoản thuế. Chính sách tiền tệ dùng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất liên ngân hàng, nghiệp vụ thị trường mở tác động đến mức cung tiền điều khiển dòng tiền trong nền kinh tế.
Chính sách tài khóa chủ yếu điều chỉnh sự tập trung và pha loãng của các lĩnh vực kinh tế khác nhau để đạt được các mục tiêu của nền kinh tế giúp nền kinh tế phát triển hài hòa ổn định. Chính sách tiền tệ thuần tác dụng vào dòng tiền để quản lý dòng tín dụng trong nền kinh tế của đất nước thúc đẩy hoặc kìm hãm tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Điểm giống nhau chính sách tài chính và tiền tệ
Điểm giống nhau của 2 chính sách tài chính và tiền tệ thì chúng đều là chính sách và công cụ quản lý kinh tế của nhà nước. Tùy theo các thời kỳ khác nhau sẽ được thực thi để thực hiện các mục tiêu kinh tế đề ra. Các mục tiêu thông thường sẽ là kìm hãm nền kinh tế phát triển ổn định hoặc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nhanh hơn so với thời điểm hiện tại.
Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ còn hay dùng để điều chỉnh được phát triển ngành. Khi muốn nền kinh tế chú trọng và phát triển một số ngành nào đó (mục tiêu an sinh xã hội). Thì chính phủ sẽ ưu tiên giảm thuế và tăng chi tiêu cho riêng ngành đó, với chính sách tiền tệ thì giảm lãi suất liên ngân hàng, giảm tỉ lệ dự trữ khi cho vay ngành đó. Thúc đẩy các lực lượng lao động tập trung vào phát triển ngành để đạt mục tiêu cân bằng ổn định an sinh cho xã hội. Và ngược lại các ngành phát triển quá nóng cần kìm hãm gây không tốt cho nền kinh tế chung sẽ bị chính phủ tăng thuế và cắt giảm ngân sách để hạn chế phát triển.
Xem thêm: Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán
Điểm khác nhau chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là các chính sách của chính phủ sử dụng các công cụ thu chi của chính phủ. Thu bao gồm các khoản thuế. Và chi là các khoản chi tiêu của chính phủ. Từ đó tác dụng và ảnh hưởng đến cung và cầu của thị trường. Khi muốn làm chậm và ổn định nền kinh tế thì sẽ tăng thuế giảm chi tiêu chính phủ để giảm cầu qua đó giảm cung. Và ngược lại muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì sẽ giảm thuế tăng chi tiêu của chính phủ để tăng cầu qua đó thúc đẩy cung. Chính phủ các nước thông thường sẽ áp dụng sao cho cân bằng chi tiêu giúp nền kinh tế đi lên ổn định dài lâu.
Chính phủ sẽ có xu hướng cân bằng chi tiêu giúp ngân sách được ổn định có nguồn tiền duy trì trong những trường hợp đột xuất. Tránh trường hợp thặng dư quá nhiều là lúc nền kinh tế chưa phát triển hiệu quả nhất. Hoặc thâm hụt dễ dẫn đến khủng hoảng thiếu tiền sử dụng để áp dụng chính sách tài khóa cho các trường hợp đặc biệt.
Xem thêm: Chính sách tài khóa là gì các loại công cụ tác động tới nền kinh tế
Mục tiêu tối cao mà các chính phủ thường sẽ điều chỉnh của chính sách tài khóa là. Tình hình phát triển kinh tế cân bằng ổn định giữa các ngành nghề, giảm thất nghiệp và tăng trưởng của nền kinh tế ổn định dài lâu.
Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là công cụ của nhà nước thông qua đơn vị quản lý là Ngân hàng Trung ương. Chính sách tiền tệ dùng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất qua đêm và nghiệp vụ thị trường mở điều khiển mức cung tiền ra thị trường. Kiểm soát lượng cung tiền trong một nền kinh tế để điều tiết sự phát triển của nền kinh tế giúp nó phát triển hài hòa.
Xem thêm: Chính sách tiền tệ là gì các công cụ ưu nhược điểm
Chính sách tiền tệ sẽ có 2 giai đoạn chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi muốn thúc đẩy nền kinh tế phát triển sẽ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ để giảm lãi suất kích cầu, từ đó tăng cung giúp nền kinh tế đi lên. Ngược lại muốn kiềm chế sự phát triển kinh tế quá nóng sẽ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ tăng lãi suất để giảm cung tiền, giảm cầu và qua đó giảm dần cung. Và kiềm chế sự phát triển kinh tế quá nóng.
Thước đo của chính sách tiền tệ thông thường là ổn định về giá cả, kiểm soát lạm phát, củng cố hệ thống ngân hàng. Giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định trong một thời gian dài. Đảm bảo phát triển ổn định xã hội.
Kết luận so sánh chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
Chính sách tiền tệ cơ quan thực hiện ngân hàng trung ương, với mục tiêu là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp. Thước đo là lãi suất; dự trữ bắt buộc; chính sách tỷ giá hối đoái; nới lỏng định lượng; nghiệp vụ thị trường mở…
Chính sách tài khóa cơ quan thực hiện chính phủ, mục tiêu tác động vào nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm. Dùng chủ yếu 2 công cụ thuế và số tiền chi tiêu của chính phủ. Hiểu rõ về 2 chính sách này sẽ giúp bạn lắm bắt được toàn cục. Ra những quyết định đầu tư hợp lý đón bắt xu thế của dòng tiền để tạo ra những khoản lợi nhuận tốt nhất trong tương lai. Chứng khoán hot cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn đầu tư hiệu quả.