Thị phần công ty là gì? Phân tích thị phần đánh giá khả năng tăng trưởng
Thị phần công ty trong một thị trường được sử dụng rất nhiều khi phân tích cơ bản một doanh nghiệp. Và là chỉ số được nhiều nhà đầu tư chú ý khi đầu tư vào một cổ phiếu cụ thể. Một công ty với thị phần hàng đầu với rất nhiều lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Có nhiều lợi thế cạnh tranh và có một con hào kinh tế rất khó vượt qua với các doanh nghiệp còn lại.
Nội dung
Vậy thị phần là gì?
Thị phần công ty A trong thị trường B chính là tỷ lệ phần trăm số sản phẩm của doanh nghiệp A bán được trên toàn bộ thị trường B. Ví dụ đơn vị A chiếm tỷ lệ 50% thị phần của thị trường B. Thì khi thị trường B có tổng số tiêu thụ là 100 sản phẩm thì A bán được 50 sản phẩm. Còn lại 50% tức là 50 sản phẩm được bán vào thị trường B này là của các doanh nghiệp khác.
Thị phần của công ty có rất nhiều ý nghĩa
Đây là chỉ số hàng đầu thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một thị trường cụ thể. Khi một doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất tức là doanh nghiệp chính là công ty hàng đầu trong lĩnh vực này. Nó khẳng định vị trí và sức mạnh của một doanh nghiệp.
Ý nghĩa của thị phần
Công ty có thị phần lớn tương đương doanh thu đứng đầu thị trường có rất nhiều lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp còn lại. Việc xác định và hiểu rõ thị phần giúp công ty tự đánh giá khả năng cạnh tranh của mình trên một thị trường cụ thể. Từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh và giải pháp phù hợp để phát triển.
Một công ty chiếm thị phần lớn có thể quyết định được nhiều vấn đề về sản phẩm. Định hướng được sự phát triển sản phẩm và dẫn dắt được giá cả sản phẩm. Cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng quy mô kinh doanh chiếm lĩnh thị trường.
Công thức tính thị phần doanh nghiệp
Thị phần doanh nghiệp = (Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp/ Tổng doanh số của thị trường)*100%
Giải thích thêm:
- Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp chính là là tổng giá trị các sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp hay bán ra thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tổng doanh số của thị trường là tổng giá trị các sản phẩm hoặc dịch vụ do tất cả các doanh nghiệp trong ngành cung cấp hoặc bán ra thị trường cũng trong khoảng thời gian trên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị phần của công ty doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm bao gồm nhiều mặt như đột phá về công nghệ giải pháp giúp tạo ra sản phẩm mới với chất lượng vượt trội hơn. Hay giải quyết khó khăn lỗi đau của khách hàng triệt để hơn. Tạo ra một sản phẩm có chất lượng hàng đầu.
Xem thêm: Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán
Đây là yếu tố cốt lõi và quan trọng bởi chất lượng sản phẩm tốt qua thời gian chứng minh sẽ chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng và qua đó dần chiếm được thị phần. Khách hàng luôn có xu hướng và mong muốn tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao hay trải nghiệm tốt. Sau quá trình trải nghiệm và so sánh chỉ khi sản phẩm có chất lượng tốt nhất giá cả phải chăng mới tồn tại được trong lòng họ.
Và khi sản phẩm chinh phục được khác hàng rồi thì nó sẽ tự động lan tỏa trong cộng đồng khách hàng cùng có nhu cầu đó và dần chiếm lĩnh được thị phần trong cùng một thị trường. Càng về sau thì sản phẩm đó càng chiếm lĩnh thêm các thị trường khác có nhu cầu tương tự và thu hút được lượng khác hàng lớn hơn.
Chiến lược giá cả sản phẩm
Song song với chất lượng sản phẩm là giá cả. Đây là 2 mặt của một sản phảm, khách hàng luôn mong muốn sản phẩm tốt giá cả rẻ. Giá cả chính là mâu thuẫn cốt lõi của người bán và người mua. Vì vậy đưa ra một mức giá cạnh tranh và hợp lý cho sản phẩm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.
Việc đưa ra một chiến lược giá tốt chính là thành công 50% của vòng đời 1 sản phẩm. Mức giá cạnh tranh giúp tạo sự hấp dẫn thu hút được một lượng lớn khách hàng lớn. Giá cả tốt là mức giá mà người tiêu dùng cảm thấy nếu bỏ ra họ sẽ nhận được giá trị cao hơn. Lúc này doanh nghiệp có cơ hội phát triển thị phần và chiếm lĩnh thị trường.
Chiến lược marketing
Ngay nay trong kinh doanh hiện đại marketing là không thể thiếu. Chiến lược marketing của công ty sẽ hướng tới đúng mục tiêu khách hàng tiềm năng. Quảng bá và quảng cáo hay dẫn dắt giáo dục thị trường kích thích nhu cầu giúp sản phẩm đến được tay với khách hàng.
Tạo ra một chiến lượt marketing đúng giúp doanh nghiệp quyết định 30% thành công của một sản phẩm/dịch vụ. Chiến lượt marketing toàn diện bao gồm các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, tương tác khách hàng, định vị thương hiệu, tạo niềm tin và động viên khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.
Mạng lưới bán hàng phân phối
Một công ty hàng đầu luôn có mạng lưới bán hàng phân phối hoàn thiện. Sẵn sàng đưa bất kỳ sản phẩm nào ra thị trường một cách nhanh nhất. Tiếp cận toàn bộ khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng hiệu quả.
Ngày nay mạng lưới bán hàng phân phối ngoài chức năng bán hàng còn là kênh thu thập thông tin khách hàng hiệu quả. Nắm bắt nhu cầu các phản hồi của khách hàng về sản phẩm. Giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và giá cả để cho nó phù hợp hơn. Càng phù hợp thì bạn càng bán được nhiều hàng hơn và chiếm thị phần nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm: So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Đội ngũ nhân viên nội tại của doanh nghiệp và cạnh tranh của đối thủ
Sự thành công của một công ty chính là khi xây dựng được đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp. Họ sẽ có khả năng lao động làm việc sáng tạo tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp xã hội. Họ tạo ra sản phẩm và kế hoạch kinh doanh tốt nhất giúp sản phẩm tới tay khách hàng.
Các công ty trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Có nhiều doanh nghiệp với sức mạnh tương đương thì khó có sự biến động mạnh về thị phần. Các doanh nghiệp đều muốn vươn lên dành giật thị trường và dành lấy những kết quả kinh doanh thuận lợi.
Vậy thông thường để mở rộng thị phần các doanh nghiệp sẽ
Xây dựng chiến lượt marketing ngay từ đầu. Liên tục đổi mới công nghệ cải tiến gia tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm trong quá trình phát triển sản phẩm. Tập trung phát triển đội ngũ nhân viên làm nội lực doanh nghiệp phát triển.
Còn có cách nhanh hơn là sử dụng tiềm lực mua lại thị phần của đối thủ. Vừa tăng thị phần vừa giảm đối thủ cạnh tranh. Song song với đó là liên tục phát triển gia tăng sự trung thành của khách hàng. Thông qua sự phát triển thương hiệu, công nghệ phúc lợi tới khách hàng tiềm năng.
Phân tích thị phần đánh giá khả năng tăng trưởng
Hiểu rõ về thị phần các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá khả năng tăng trưởng sẽ giúp bạn đánh giá toàn diện về sự phát triển của một doanh nghiệp trong tương lai. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp cụ thể.
Trong các phương pháp đầu tư tăng trưởng, hay đầu tư gia trị hoặc các phương pháp đầu tư hiện đại như Canslim thì yếu tố thị phần là một trong các yếu tố hàng đầu. Giúp xác định giá trị cho doanh nghiệp trong tương lai và có khả năng đầu tư dài hạn hay không.
Chungkhoanhot.com cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn đầu tư thành công. Cần tư vấn về cổ phiếu hay đầu tư vui lòng liên hệ với hotline của chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.