ROS là gì công thức tính ROS chỉ số ROS bao nhiêu là tốt trong đầu tư chứng khoán
Nhiều nhà đầu tư thắc mắc ROS là gì công thức tính ROS chỉ số ROS bao nhiêu là tốt trong đầu tư chứng khoán? Mời bạn tham khảo bài viết trên chungkhoanhot để có thêm cái nhìn cụ thể về chỉ số này bạn nhé.
Chỉ số ROS là tỷ số của lợi nhuận chi cho doanh thu của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Thuận ngữ kế toán còn gọi là tỷ suất sinh lời. Chỉ số phản ánh tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trên tổng doanh thu. Doanh nghiệp nào có chỉ số này càng cao thì thể hiện hiệu quả kinh doanh đạt được càng cao và ngược lại.
Nội dung
Khái niệm chỉ số ROS là gì?
Chỉ số ROS trong thuật ngữ kế toán là Return On Sales và được viết tắt ROS. Chính là tỷ số sau khi lấy lợi nhuận chia cho doanh thu. Còn hay được gọi là tỷ suất sinh lời doanh thu. Nó nói cho chúng ta biết trong phần doanh thu của doanh nghiệp thì có bao nhiêu phần là lợi nhuận. Còn lại là nguồn doanh thu hình thành từ các nguồn khác như giá vốn, khấu hao,…
Đây là chỉ số rất quan trọng khi so sánh các đơn vị cùng ngành hoặc cùng cạnh tranh trong một lĩnh vực cụ thể. Nó thể hiện được khả năng sinh lời, phần trăm doanh thu tăng trưởng mạnh hay yếu. Qua đó cũng thể hiện luôn khả năng hoạt động có hiệu quả. Gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có chỉ số ROS cao và ngày càng tăng trưởng mạnh.
Khi kế hợp với một loạt chỉ số khác như ROA, ROE thì chỉ số ROS được đánh giá là một chỉ số không thể thiếu. Nó như là bộ công cụ cần thiết đánh giá toàn vẹn hơn tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Đặc biệt khi so sánh chúng trong một ngành cụ thể ta sẽ thấy được những con chim đầu đàn hay những doanh nghiệp dẫn dắt của ngành trong điều kiện mới. Từ đó ra quyết định đầu tư bắt sóng ngành hiệu quả.
Cụ thể công ty sau quá trính sản xuất kinh doanh thu được 100 đồng doanh thu. Thì trong đó có 20 đồng là lợi nhuận thì tỷ lệ ROS là 0.2. Hay 20% trong tổng doanh thu là lợi nhuận.
Công thức hay cách tính ROS
ROS được tính theo khung thời gian cụ thể để so sánh giữa các thời kỳ hoặc so sánh với các đơn vị khác. Như khái niệm thì nó tính tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trong kỳ và chia cho tổng doanh thu trong kỳ đó. Đơn vị tính của ROS là %.
Công thức tính ROS = (Lợi nhuận trong kỳ/Doanh thu trong kỳ)*100%
Ví dụ: Lợi nhuận sau thuế của công ty ABC trong quý 4 là 20 tỷ đồng, và doanh thu trong quý 4 là 100 tỷ đồng thì tỷ số ROS = (20/100)*100% = 20%
Khi đó ta hiểu rằng với 100 đồng doanh thu thì ta lời 20 đồng trong 1 quý. Dân dan tức là bán được 5 đồng lời 1 đồng. Đây là tỷ lệ tương đối cao trong quý đối với các doanh nghiệp.
Ý nghĩa ROS là gì?
Đây là tỷ số đơn giản dễ tính dễ áp dụng lợi nhuận chia doanh thu. Nó như là thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thể hiện thực chất tỷ lệ lãi thực tế có trong 100 đống doanh thu mang về. Chứ không phải là doanh thu mang về cao hay thấp do giá vốn hay chi phí quản lý tạo ra sản phẩm sinh ra doanh thu.
Ý nghĩa rất lớn nếu công ty có ROS càng cao chứng tỏ công ty tận dụng nguồn lực của công ty hiệu quả. Tạo ra nhiều lợi nhuận công ty đang tích cực mở rộng sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận một cách hiệu quả.
Trường hợp xấu là con số âm tức là lợi nhuận âm do chi phí lớn hơn doanh thu chính tỏ công ty hoạt động chưa hiệu quả. Trong trường hợp này cần xét thêm nhiều yếu tố khác. Tùy từng ngành nghề đặc thù sẽ có những chu kỳ chi phí bỏ ra lớn nhưng doanh thu chưa phải kỳ. Ví dụ như ngành bất động sản,…
Lức này ta cần so sánh ROS với các công ty cùng ngành. Và tính chu kỳ thời gian dài hơn có thể từ quý sang chu kỳ năm. Lúc đó dưới góc độ nhà đầu tư bạn phải xem xét rất kỹ. Nếu bạn tìm được công ty còn ẩn dấu doanh thu (doanh thu chưa về). Thì có khả năng sẽ bật tăng rất mạnh vào quý tới. Mua cổ phiếu có thể tăng bằng lần rất đáng để đầu tư. Trường hợp ngược lại công ty đang làm ăn thất bát công ty có thể giảm mất nhiều % khi mua phải.
Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) tăng đều đặn hàng quý hàng năm. Chứng tỏ doanh nghiệp đang tối ưu được các khoản chi phí đem lại lợi nhuận đều đặn. Là công ty tốt đáng để đầu tư trong dài hạn.
Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?
Như đã đề cập ở trên chỉ số ROS cũng chỉ là một thước đo. Muốn xem tình hình tài chính cụ thể của một công ty cần xem xét tổng hòa. Cần thêm nhiều chỉ số phản ánh đầy đủ mọi mặt của công ty.
Tuy nhiên đánh giá riêng chỉ số ROS có thể xem xét các khía cạnh. Thứ nhất là tỷ số ROS tăng trưởng đều đặn qua các quý và các năm. Thể hiện ở mức độ tối ưu sử dụng nguồn lực công ty. Nó được tạo ra lợi nhuận tăng trưởng đều đặn qua các kỳ báo cáo tài chính.
Thứ 2 là xem xét so sánh tỷ số ROS của công ty cùng ngành. Và trung bình ngành để có cái nhìn tổng quan chính xác hơn về thực trạng của công ty. Và đánh giá được công ty doanh nghiệp đang ở đâu trong ngành. Liệu công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh và dẫn đầu ngành được hay không? Đây chính là yếu tố khẳng định vị thế của công ty trong ngành của mình. Khi đầu tư vào sóng ngành bạn cần lựa chọn các công ty đầu ngành có chỉ số ROS tối ưu và cao hơn trung bình ngành càng nhiều càng tốt.
Xem xét chung 3 tỷ số ROS, ROE và ROA khi đầu tư chứng khoán.
Khi xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo tài chính. Bạn cần xem tỷ số hoạt động hiệu của công ty tức là 3 tỷ số ROE, ROA, ROS. Cụ thể
Chỉ số ROA là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản. ROA cho biết khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp.
Chỉ số ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Chỉ số ROS là tỷ số lợi nhuận trên Doanh Thu. Thể hiện mức độ tăng trưởng, sử dụng hiệu quả nguồn lực (tài sản và nguồn vốn) của công ty).
Các tỷ số này tốt đều cần hội tụ đủ 2 điều kiện. Một là tăng trưởng đều đặn hàng quý hàng năm. Hai là lớn hơn chỉ số trung bình ngành (lớn nhất trong ngành là tốt nhất). Khi cần phân tích tài chính doanh nghiệp cần xem xét cả 3 chỉ số này. Bởi các thủ thuật kế toán cho phép kế toán đưa các khoản doanh thu chi phí, tài sản, nguồn vốn chuyển đổi qua lại. Vì vậy cần xem xét sự hài hòa giữa các chỉ số.
Kết luận chỉ số ROS
Là một chỉ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Nó giúp bạn biết được sự hiệu quả của lợi nhuận công ty mang lại trong tổng doanh thu. Khi so sánh giữa các kỳ kế toán bạn biết được mức độ tăng trưởng của doanh thu so với tăng trưởng lợi nhuận. Xem sự hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực công ty. Và nếu so sánh thêm với các đối thủ trong cùng một ngành thì bạn biết được vị thế của công ty đang ở đâu. Có xứng đáng để đầu tư trong thời gian tới không? Nó giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn!
chungkhoanhot.com cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.