Phương pháp giao dịch chứng khoán trong mô hình kênh giá đường xu hướng
Phương pháp giao dịch chứng khoán trong mô hình kênh giá đường xu hướng. Là phương pháp giao dịch dựa trên sự biến động giá trong đường kênh xu hướng. Bạn mua cổ phiếu khi giá chạm cạnh dưới và chốt lời khi giá cổ phiếu ở cạnh trên. Áp dụng rất tốt với giao dịch trong ngắn hạn và giao dịch trung hạn.
Nội dung
Đường xu hướng
Kênh giá được tạo thành từ 2 đường xu hướng trở lên. Để hiểu rõ về kênh giá chúng ta phải hiểu rõ về đường xu hướng. Đường xu hướng hay còn gọi là đường xu hướng (trendline) là một đường thẳng thể hiện xu hướng di chuyển của giá. Đường xu hướng được tạo ra bằng cách nối hai hoặc nhiều đỉnh và đáy lại với nhau.
Có 3 dạng đường xu hướng: Xu hướng tăng (đáy sau cao hơn đáy trước), thường là vùng hỗ trợ; Xu hướng giảm (đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước), thường là vùng kháng cự; Xu hướng đi ngang (sideway, giá biến động trong một vùng giá). Vai trò của đường xu hướng phản ánh xu hướng giao động của giá cổ phiếu.
Khi nó phản ánh xu hướng dao động của giá cổ phiếu hiệu quả phải có các đặc điểm sau: Cần có ít nhất 3 điểm kết nối trở lên thì đường xu hướng đó mới được xác nhận. Và giá chạm vào đường xu hướng càng nhiều lần thì đường xu hướng càng phản ánh chính xác. Đường thẳng càng kéo dài thì nó càng có hiệu quả trong việc xác nhận xu hướng.
Nó giới hạn sự biến động giá cổ phiếu (kháng cự và hỗ trợ). Vùng hỗ trợ hợp lệ là khi giá cổ phiếu đang chạy theo một xu hướng nào đó, một khi mức giảm tạm thời chạm vào vùng hỗ trợ, nó sẽ ngừng giảm và bật lên theo xu hướng ban đầu. Ngược lại thì là trở thành vùng kháng cự hiệu quả. Một đường thẳng kéo dài, giả sử xu hướng không thay đổi, nó có thể dự đoán trước nơi mà giá cổ phiếu sẽ giảm hoặc tăng trở lại.
Mô hình kênh giá là gì?
Mô hình kênh giá bao gồm 2 đường thẳng song song nối các đỉnh và các đáy lại với nhau tạo thành. Tạo thành từ 2 đường xu hướng bởi thồng thường giá cổ phiếu có xu hướng biến động giá tại một giai đoạn nhất định sẽ vẫn nằm trong một kênh. Và các cạnh trên và dưới của kênh có ý nghĩa vận hành và hướng dẫn tương ứng rõ ràng. Khi đó kênh này trở thành kênh xu hướng.
Mô hình kênh giá giúp cho ta xác định hướng di chuyển của giá một cách dễ dàng và rõ ràng hơn. Giao dịch theo xu hướng là một trong những yếu tố tiên quyết giúp nâng cao tỷ lệ chính xác trong giao dịch. Đối với nhà giao dịch ngắn hạn khi biến động giá trong kênh xu hướng họ sẽ mua tại điểm kênh dưới và bán khi giá chạm kênh trên.
Nhà giao dịch trung hạn sẽ chọn mua tại điểm thấp nhất trong kênh xu hướng và bán khi kênh xu hướng đi lên vừa bị phá bỏ, giá rơi ra ngoài kênh xu hướng. Tuy khu vực chốt lời sẽ bị chậm 1, 2 nhịp nhưng đảm bảo được tỉ lệ lợi nhuận khi giá vẫn còn tăng trong kênh xu hướng (chốt non). Người ta còn gọi là ăn phần lưng của con cá.
Phân loại mô hình kênh giá
Mô hình kênh giá được chia làm 3 loại: Mô hình kênh giá tăng, mô hình kênh giá giảm, mô hình kênh giá đi ngang
Mô hình kênh giá tăng thích hợp đầu tư tại thị trường Việt Nam (bạn chỉ có lợi nhuận khi giá bán cao hơn giá mua – chưa cho bán khống). Khi tình hình vĩ mô ổn định đa số các cổ phiếu sẽ vào kênh xu hướng tăng. Cổ phiếu tốt nhất sẽ tăng mạnh nhất và cổ phiếu yếu hơn kênh xu hướng sẽ có độ dốc kém hơn, lợi nhuận tăng trưởng chậm hơn.
Mô hình kênh giá giảm thích hợp cho các thị trường cho bán khống và thực hiện chứng khoán phái sinh. Các lệnh short khi giá chạm kênh xu hướng trên và chốt lời khi giá chạm kênh xu hướng dưới. Việc mua bán cổ phiếu cơ sở để kiếm lợi nhuận là rất khó khăn bạn không nên thực hiện việc này. Bởi vì chỉ cần vào lệnh sai lầm bạn sẽ phải trả giá rất đắt khi giao dịch ngược xu hướng.
Mô hình kênh giá đi ngang là mô hình giá tích lũy. Việc mua bán và short hay long phái sinh rất rủi ro và không được khuyến nghị. Bởi giá cả không biến động rõ ràng bạn rất dễ mất tiền trượt giá vào lệnh. Trên thị trường có rất nhiều cổ phiếu và nhiều cơ hội đừng vì yêu thích một cổ phiếu mà bạn cố gắn mua bán trong giai đoạn này. Hãy dữ tiền để đảm bảo binh lực của mình trước.
Vai trò của mô hình kênh giá
Vai trò chính của mô hình kênh giá là giới hạn biên độ dịch chuyển của giá và giữ cho nó không dịch chuyển quá mức. Một khi kênh được xác nhận, giá sẽ di chuyển trong kênh này. Lúc này, band trên và band dưới của kênh giá sẽ đóng vai trò hỗ trợ và kháng cự. Nếu đường kênh giá bị phá vỡ hiệu quả, điều đó có nghĩa là xu hướng sẽ có một sự thay đổi khá lớn.
Vai trò kênh giá rất quan trọng với các nhà đầu tư chứng khoán theo trường phái kỹ thuật. Bởi họ có thể căn ke để vào lệnh kiếm lời rất hiệu quả. Họ có thể giao dịch ngắn hạn và kiếm lợi nhuận đều đặn hiệu quả với những cổ phiếu có kênh giá biến động đều đặn. Bởi giao dịch ngắn hạn kiếm lời đều đặn tỷ xuất lợi nhuận rất cao khi cộng gộp bằng thời gian giao dịch trung hay dài hạn.
Xem thêm: Các phương pháp đầu tư chứng khoán khác
Mô hình kênh giá trong thực chiến
Trong trường hợp bình thường, khi chúng ta sử dụng “kênh” để tác chiến thực tế, khi mua bán phải tuân theo nguyên tắc : “thuận theo xu hướng”:
1. Với thị trường chứng khoán một chiều, chỉ giao dịch trong mô hình kênh giá tăng.
2. Cũng có thể thực hiện giao dịch trong kênh giá đi ngang nhưng phải rất khéo néo.
3. Với thị trường chứng khoán một chiều, không giao dịch trong mô hình kênh giá giảm. Một khi giá cổ phiếu riêng lẻ mà bạn đang nắm giữ trong tay rơi vào kênh giá giảm, hãy kiên quyết thoát lệnh.
Những lưu ý của mô hình kênh giá áp dụng vào trong thực tế
A: Khi sử dụng các kênh để giao dịch thực tế, phải luôn tuân theo nguyên tắc “thuận theo xu hướng”.
B: Về phương thức hoạt động cụ thể, “mua thấp và bán cao ” là bản chất.
C: Phương pháp có thể mang lại lợi nhuận trong chiến đấu thực tế, không chỉ có “kênh”, chúng ta hãy học một biết mười.
D: Lý thuyết phải luôn đi đôi với thực hành, phải tích lũy nhiều kinh nghiệm thì mới nhanh tiến bộ.
Chungkhoanhot.com cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn áp dụng kênh xu hướng hiệu quả trong giao dịch.