Xem xét doanh thu thuần trong hoạt động đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng
Phân Tích Cơ Bản

Xem xét doanh thu thuần trong hoạt động đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng

Trong các chỉ số tài chính thông thường doanh thu thuần được các nhà đầu tư ưu tiên xem đầu tiên và là chỉ số quan trọng. Nó là một chỉ số hết sức trực quan nhất để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty. Công ty muốn tồn tại và phát triển nó phải tạo ra doanh thu, sau đó mới xét đến các yếu tố khác.

Chỉ số doanh thu thuần cũng không có con số cụ thể là tốt hay xấu. Dưới góc độ nhà đầu tư muốn biết tốt hay xấu bạn phải căn cứ trên nhiều yếu tố và kết hợp với nhiều chỉ số tài chính khác để đi đến kết luận. Doanh thu thuần chịu ảnh hưởng lớn bởi quy mô và vị thế doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp lớn đầu ngành sẽ có doanh thu lớn hơn các công ty nhỏ mặc dù họ hoạt động chưa chắc hiệu quả (Tận dụng nguồn vốn, tài sản đều kém hiệu quả). Vì vậy ta cần xem thêm các yếu tố hiệu quả sản xuất kinh doanh và tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp.

Doanh thu thuần chịu ảnh hưởng lớn bởi quy mô và vị thế doanh nghiệp
Doanh thu thuần chịu ảnh hưởng lớn bởi quy mô và vị thế doanh nghiệp

Định nghĩa doanh thu thuần là gì?

Khái niệm doanh thu thuần (tiếng anh là net revenue) là tổng số tiền thu được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của một doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (chi phí dịch vụ và các khoản giảm giá liên quan). Chỉ số cho biết khả năng kinh doanh của một doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh cụ thể.

Công thức tính doanh thu thuần

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Trong đó:

+ Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp là tổng giá trị sản phẩm bán ra của doanh nghiệp.

+ Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại.

Vì vậy công thức tính doanh thu thuần cụ thể như sau:

Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.

Các thành phần cụ thể của doanh thu thuần bao gồm:

Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp ( còn gọi là doanh số bán hàng): Là tổng số tiền thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ. Chiết khấu bán hàng chính là số tiền phải giảm cho khách hàng khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện như thanh toán trước, mua số lượng lớn hoặc hợp đồng dài hạn. Hàng bán bị trả lại là khoản sụt giảm doanh thu do khách hàng trả lại hàng do sản phẩm đó không đạt đủ chuẩn, hay hàng không bán được đại lý trả lại (theo thỏa thuận trước),… Giảm giá hàng bán là số tiền giảm giá giúp cho việc kích thích việc mua hàng hoặc dịch vụ – Mua với số lượng lớn hơn, trả tiền trước,… Thuế gián thu bao gồm các khoản thuế phải nộp cho chính phủ như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế doanh nghiệp, thuế tài sản,…

Có thể bạn quan tâm: Chỉ số vòng quay tổng tài sản đánh giá khả năng sử dụng hiệu quả tài sản doanh nghiệp

Ví dụ tính doanh thu thuần của công ty abc trong kỳ:

Nếu doanh số bán hàng là 1.000.000.000 đồng, khoản giảm giá là 50.000.000 đồng, trả lại hàng hóa là 20.000.000 đồng, chiết khấu là 30.000.000 đồng và thuế là 50.000.000 đồng, thì doanh thu thuần sẽ được tính như sau:

Doanh thu thuần = 1.000.000.000 – (50.000.000 + 20.000.000 + 30.000.000 + 50.000.000) = 850.000.000 đồng

Doanh thu thuần của doanh nghiệp trong ví dụ trên là 850.000.000 đồng.

Các yếu tố tác động đến doanh thu thuần

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp

Đây là yếu tố quan trọng tuy ít tác động trong ngắn hạn nhưng dài hạn thì có thể coi là yếu tố then chốt quyết định. Khi bạn đã cung cấp ra thị trường một sản phẩm tốt người dùng hài lòng hơn so với các sản phẩm cùng loại khác. Thì họ sẽ có động thái mua lại hoặc giới thiệu truyền miệng cho bạn bè người thân. Đây chính là động lực tăng trưởng doanh số bền vững và không tốn chi phí. Nó rất quan trọng như nội lực tự thân của doanh nghiệp. Khi có nguồn khách phát triển đều và ổn định tức là tăng trưởng doanh thu đều đặn bền vững.

Giá bán sản phẩm dịch vụ

Các doanh nghiệp lớn đều có bộ phần chiến lược về giá. Giá bán thay đổi linh hoạt theo thời gian chiến lược hay vòng đời sản phẩm,… Có một chiến lược giá đúng giúp doanh thu thuần của một doanh nghiệp là con số lớn nhất với sản phẩm cụ thể này. Chiến lược giá không đúng tệ nhất sản phẩm không tiêu thụ được doanh số cực kém, hoặc ít ảnh hưởng hơn là bán được số lượng không mong muốn, tồn hàng.

Khi giá bán quá cao trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm khách hàng chưa trải nghiệm được sản phẩm và dịch vụ có thể sẽ không mua dẫn đến sự giảm sút doanh thu thuần của doanh nghiệp. Ngược lại giá bán quá thấp công ty sẽ không tối ưu được nguồn thu, mất tiền. Và doanh thu và lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng khó phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh.

Chiến lược giá rất quan trọng cần phải cân nhắc nhiều yếu tố, như giá thành sản phẩm chi phí bán hàng marketing, mức lợi nhuận mong muốn. Thêm các yếu tố bên ngoài như mức độ cạnh tranh, nhu cầu của thị trường, vòng đời của sản phẩm,…

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là cốt lõi tạo ra giá thành của sản phẩm và là yếu tố quyết định giá bán qua đó ảnh hưởng lớn đến doanh thu thuần. Tối ưu hóa chi phí sản xuất luôn là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục giúp chi phí sản xuất giảm. Qua đó sản xuất được nhiều sản phẩm hơn và thu về doanh thu cao hơn với cùng một nguồn lực đầu tư. Cộng thêm chi phí sản xuất cao thông thường công ty sẽ cho ra giá thành sản phẩm cao hơn dẫn đến sản phẩm ít cạnh tranh hơn và doanh thu có thể sụt giảm.

Xem thêm: Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán

Chiến lược bán hàng

Mỗi một sản phẩm ra đời bạn cần có một chiến lược bán hàng rõ ràng ngay từ đầu. Nhất là các sản phẩm mới bạn cần nhiều chi phí để “giáo dục thị trường” – Và đây cũng là cơ hội thu về doanh thu lớn nếu có một chiến lược bán hàng thành công. Đầu tư vào hoạt động marketing và quảng cáo để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đó đến người tiêu dùng. Giúp người dùng biết tới sản phẩm của bạn và kích thích nhu cầu mua hàng của họ.

Doanh thu thuần tăng trưởng đều đặn qua các năm thể hiện bước tranh kinh tế tươi sáng
Doanh thu thuần tăng trưởng đều đặn qua các năm thể hiện bước tranh kinh tế tươi sáng

Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh càng cao giúp doanh nghiệp bán nhiều sản phẩm hơn đối thủ doanh thu thuần cũng vì vậy mà cao hơn. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh từ khâu mua nguyên liệu đầu vào, khâu hiệu quả sản xuất, khâu bán hàng. Sẽ giúp sản phẩm có nhiều lợi thế cạnh tranh. Giá thành sản phẩm rẻ bạn sẽ có cơ hội chi nhiều hơn cho chiết khấu giảm giá, quảng cáo giúp sản phẩm bán được số lượng hàng lớn hơn và mang lại nhiều doanh thu hơn.

Doanh thu thuần có ý nghĩa gì

Đối với một nhà đầu tư doanh thu thuần có ý nghĩa quan trọng. Nhìn vào doanh thu thuần qua các thời kỳ bạn sẽ biết được quy mô, tốc độ phát triển, khả năng cạnh tranh vị thế trong ngành của một doanh nghiệp cụ thể.

Khi so sánh doanh thu thuần với đối thủ cạnh tranh bạn cũng biết được công ty này đang ở vị trí nào? Có nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ hay không. Và đây cũng là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính công ty mình. Từ đó tìm ra các điểm yếu cần khắc phục và các điểm mạnh cần phát huy đưa ra các quyết định đổi mới và cải thiện tình hình công ty phát triển đi lên.

Xem xét doanh thu thuần trong hoạt động đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng

Kết luận doanh thu thuần

Khi kinh doanh thì yếu tố doanh thu thuần là một trong những chỉ số hết sức quan trọng. Bạn kinh doanh phải có doanh thu trước sau đó mới đến tối ưu các khâu khác nhau để gia tăng doanh thu. Doanh thu thuần là nguồn sống của doanh nghiệp. Thông tin về chỉ số này giúp cho các nhà quản lý và nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về mức độ tăng trưởng của công ty. Đưa ra các quyết định điều chỉnh hay có xuống tiền đầu tư vào công ty không? Chứng khoán hot cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn đầu tư hiệu quả.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận