Phân Tích Cơ Bản

Chỉ số NIM là gì và hệ số NIM khi phân tích ngành ngân hàng có ý nghĩa gì?

NIM là chỉ số (hệ số) thông thường được dùng trong ngành Ngân Hàng và các định chế tài chính. Chỉ số này đo sự hoạt động hiệu quả từ khoản chênh thu nhập đến từ các khoản cho vay và phải trả lãi từ các khoản tiền gửi. Khi nhắc tới ngân hàng người ta thường hay nhắc tới chỉ số Nim như là một loại thước đo kinh tế, là sự đánh giá công nhận về mức độ hoạt động hiệu quả. Bởi vì các ngân hàng hay tổ chức tài  chính hoạt động uy tín và hiệu quả mới huy động được nhiều nguồn vốn giá rẻ và cho vay được những khoản tín dụng có lãi suất cao

Định nghĩa hệ số NIM là gì?

Hệ số NIM (tiếng anh là Net Interest Margin) chính là biên lợi nhuận ròng đo lường sự chênh lệch giữa thu nhập từ lãi suất cho vay và chi phí lãi suất huy động của ngân hàng. NIM phản ánh đi vào hoạt động cốt lõi chủ chốt của ngân hàng là cho vay và huy động vốn.

Định nghĩa hệ số NIM là gì

Sự trênh lệch cung cấp thông tin về mức độ lợi nhuận mà ngân hàng thực sự hưởng từ hoạt động kinh doanh chính.  Ngân hàng có hệ số Nim cao chứng tỏ hoạt động hiệu quả huy động được nhiều nguồn vốn giá rẻ và cho vay hay đầu tư thu về nhiều nguồn tiền có lãi suất cao.

Khi doanh nghiệp tài chính có hệ số Nim tăng trưởng đều đặn chứng tỏ hoạt động tài chính thường xuyên liên tục có hiệu quả cao. Và nó cho thấy đường hướng công ty đi là đúng và có tiềm năng phát triển lâu dài. Khi so sánh hệ số Nim nhiều năm nhiều kỳ giữa các ngân hàng sẽ cho thấy ngân hàng nào hoạt động hiệu quả hơn.

Cách tính hệ số NIM như sau

NIM = Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lời bình quân

Trong đó:

  • Thu nhập lãi thuần = (Thu nhập lãi + thu nhập tương tự) – (Chi phí lãi + chi phí tương tự).
  • Tổng tài sản sinh lời bình quân = Tổng của những khoản tiền gửi tại các tổ chức tài chính khác, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền cho vay khách hàng, mua nợ, đầu tư chứng khoán.

Tất cả các khoản nói trên không bao gồm dự phòng giảm giá và dự phòng rủi ro. Nếu tính NIM theo thời gian là năm thì thu nhập lãi thuần tính đến cuối năm, còn tổng tài sản sinh lời tính trung bình cộng giá trị đầu năm và cuối năm.

Ví dụ:

Tính hệ số Nim thông qua báo cáo tài chính
Tính hệ số Nim thông qua báo cáo tài chính
phần tài sản trong báo cáo tài chính
Phần tài sản trong báo cáo tài chính

Hình 1: Phần thu nhập lãi thuần lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 của TCB, là 18.751 tỷ đồng

Hình 2: Tổng phần tài sản sinh lãi năm 2020 của TCB: 10.253 + 28.994 + 8.347 + 275.310 + 84.447 = 407.353 tỷ đồng; Tổng phần tài sản sinh lãi năm 2019: 3.192 + 47.990 + 10.041 + 227.885 + 66.054 = 355.163 tỷ đồng; Từ đó tính trung bình cộng phần tài sản sinh lãi 2020 và tài sản sinh lãi 2019: (407.353 + 355.163)/2 = 381.258 tỷ đồng.

Cuối cùng hệ số NIM của TCB năm 2020 = (18.751 : 381.258) = 4.9%

Xem thêm: Chỉ số VN30 là gì ảnh hưởng ý nghĩa của chỉ số VN30 khi ra các quyết định đầu tư chứng khoán

Các yếu tố ảnh hưởng tới NIM

Cung cầu của thị trường

Nếu lãi suất cao người đi gửi nhiều hơn người đi vay (Nhu cầu tiết kiệm lớn hơn nhu cầu vay) lúc này biên lãi ròng sẽ giảm. Nếu không giải ngân tín dụng được toàn bộ tiền gửi thì các ngân hàng phải trả lãi nhiều hơn số tiền nhận được.

Trường hợp ngược lại tình hình kinh tế phát triển ổn định nhu cầu về vay cao hơn tiết kiệm lúc này biên lãi ròng sẽ tăng lên. Ngân hàng có thể cho vay với chênh lệch lãi suất tốt hơn so với lãi suất huy động.

Chính sách lãi suất và quy định mức dự trữ của nhà nước và ngân hàng trung ương

Các chính sách tiền tệ và quy định của Ngân hàng Nhà nước. Sẽ ảnh hưởng đến hệ số Nim. Cụ thể trong kỷ nguyên cung tiền lãi suất quy định thấp, lúc này người tiêu dùng có xu hướng đi vay nhiều hơn. Sau đó một khoảng thời gian thì NIM sẽ cao hơn.

Năng lực quản trị kinh doanh của ngân hàng

Chỉ số NIM phản ánh khả năng hoạt động hiệu quả của Ngân Hàng. Ngân hàng tốt uy tín sẽ có nhiều khách hàng gửi tiền mặc dù lãi suất có thể thấp hơn chút. Và họ cũng sẽ đến vay nếu ngân hàng tốt uy tín có nhiều chính sách hợp lý. Từ đó hệ số Nim cũng gia tăng. Ngân hàng tốt sẽ có đội ngũ kinh doanh hiệu quả. Cho vay được nhiều hơn, đẩy mạnh được tín dụng. Trường hợp ngược lại thì sẽ ngược lại hoàn toàn. Vì vậy mới sinh ra ngân hàng tóp đầu và ngân hàng phía sau.

Hệ số NIM bao nhiêu là tốt? Xem xét khi đầu tư chứng khoán

Chỉ số NIM bị chi phối bởi nhiều yếu tố nội tại của Ngân Hàng. Như quy mô, uy tín, thương hiệu, lãi suất, số lượng khách hàng hay là mô hình kinh doanh. Tất nhiên hệ số Nim càng cao càng tốt. Ngân hàng hoạt động hiệu quả thông thường có hệ số Nim dương và cao hơn trung bình ngành và tăng trưởng đều đặn qua các năm.

Tuy nhiên một số trường hợp hệ số NIM cao hơn không có nghĩa là lợi nhuận chắc chắn sẽ cao hơn. Nó còn bị ảnh hưởng bởi mục tiêu, hay các điều chỉnh linh hoạt khi vận dụng các công cụ tài chính. Vì vậy duy trì nó phát triển ổn định lâu dài mới là khó.

Xem thêm: Phân tích cơ bản khi đầu tư chứng khoán

Khi có NIM bị âm để sửa đổi làm đẹp báo cáo tài chính tổ chức tài chính thường sử dụng vốn để trả các khoản nợ chưa thanh toán (lãi tiết kiệm) hoặc chuyển tài sản đó sang các khoản đầu tư có lợi nhuận cao hơn.

Vì vậy muốn nghiên cứu sức khỏe tài chính của Ngân Hàng thông thường sẽ kết hợp hệ số NIM và các chỉ số tài chính khác nữa. Lúc này mới đủ căn cứ để đưa ra cái nhìn toàn cảnh về sức khỏe hay tình hình tài chính của một ngân hàng chuẩn nhất.

Chỉ số NIM là gì và hệ số NIM khi phân tích ngành ngân hàng có ý nghĩa gì

Tóm lại khi đầu tư hãy chọn ngân hàng có hệ số Nim cao hơn và phát triển đều đặn qua các năm. Cần nghiên cứu các chỉ số liên quan khác để thấy được hệ số Nim không bị làm ảo, để có số liệu so sánh chính xác nhất.

Kết luận về hệ số Nim

Chứng khoán hot cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn đầu tư hiệu quả. Hệ số Nim là một chỉ số tài chính dùng rất nhiều để so sánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Hãy chọn cổ phiếu của các tổ chức tài chính có hệ số Nim tăng trưởng đều đặn qua các năm. Ngoài ra cần nghiên cứu các chỉ số tài chính khác để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đi đến kết luận có đầu tư hay không?

Bài viết liên quan

Để lại bình luận