Cắt lỗ trong đầu tư chứng khoán
Kinh Nghiệm Đầu Tư

Cắt lỗ trong đầu tư chứng khoán

Cắt lỗ trong đầu tư chứng khoán là vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán hơn 10 năm của chungkhoanhot chỉ ra rằng: “ Khoản tiền đáng tiêc nhất bị mất tiền trên thị trường tài chính đó là việc không cắt những khoản lỗ sớm“. Bạn đã có những khoản lợi nhuận ban đầu khi ra những quyết định đầu tư nhưng khi xu thế đổi chiều. Bạn phải tuân thủ kỷ luật cắt lỗ để dữ lại tiền của mình và chờ đợi những cơ hội sau đó là nguyên tắc.

Cắt lỗ thực sự là công việc mà bất cứ một nhà đầu tư nào cũng không muốn thực hiện. Tuy nhiên thời điểm đến nguyên tắc đã bị vi phạm thì bạn bắt buộc phải thực hiện đó là nguyên tắc sống còn trên thị trường chứng khoán. Kinh nghiệm của tôi khi lần đầu đầu tư tôi đã phải đau xót cắt đi khoản lỗ lên tới 80%. Trong khi mình đã có thể cắt các khoản lỗ đó lần lượt ở mức 20%, 50% trước đó rồi.

Cảm giác tiếc nuối ân hận sợ hãi xâm chiếm cơ thể bạn. Bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để điều chỉnh lại trạng thái và tự tinh khi tham gia thị trường lại. Đây có thể là cảm giác ai cũng phải trải qua. Có thể bạn đã đọc hay đã nghe điều này ở đâu đó. Và tôi cũng vậy nhưng tôi vẫn mắc phải điều tưởng chừng vô cùng đơn giản này.

Vì vậy nếu bạn đọc được bài viết này hãy 1 lần đọc chậm thấm và coi như đây là bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. Tôi đã phải trả giá bằng rất nhiều tiền, còn bạn bạn cố gắng rút kinh nghiệm từ tôi bạn nhé. Bởi so với thành quả ban đầu thì không hành động kịp thời và dứt khoát lợi nhuận sẽ tan thành mây khói.

Giả sử bạn có số vốn ban đầu là 100 triệu đồng. Mời các bạn theo dõi bảng thống kê tỷ lệ % và số tiền khi bạn thua lỗ muốn kiếm lại được

Bảng thống kê tỷ lệ % và số tiền khi bạn thua lỗ muốn kiếm lại được

Khi bạn đã lỗ tới 50% rồi, bạn muốn gỡ lại số tiền đó chỉ khi bạn đầu tư lợi nhuận lên tới 100%. Con số thật quá mơ ước và kinh khủng phải không bạn. Có thể bạn sẽ không bao giờ đạt được mức lợi nhuận mơ ước đó trong khoảng thời gian ngắn.

Cách vào lệnh và thực hiện cắt lỗ của chungkhoanhot như sau:

Giả sử bạn đang có 100 triệu muốn đầu tư vào cổ phiếu A có mệnh giá trung bình là 10 nghìn/1 cổ phiếu. Bạn thực hiện theo nguyên tắc cắt lỗ khi bị lỗ 7%. thì bạn có thể thực hiện việc mua bán cổ phiếu như sau:

Bạn sẽ mua được tổng số 10 nghìn cổ phiếu (loại bỏ hết thuế phí để dễ làm tròn con số). Tuy nhiên với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại áp dụng khung thời gian T+2,5. Vì vậy bạn không thể mua hết 10k 1 lần.

Bởi vì nếu bạn mua hết 10k 1 lần, sau khi hàng về 2,5 ngày có thể bạn đã âm 15%. Lúc này bạn rơi vào trạng thái rất phân vân giữa cắt và không cắt. Bởi vậy phải chia nhỏ để mua hoặc là 30% hay 50% lần đầu và khi hàng đã về mới thực hiện việc mua vào các lần sau cho đủ 10k. Tức là chỉ mua 3k hoặc 5k ban đầu trước khi hàng về T+2,5 bạn lỗ khoảng 15% nhưng thực chất với con số dự định ban đầu là mua 10k thì bạn chỉ lỗ ở mức 15%/3 hoặc 15%/2 tức là chỉ khoảng 5 tới 7% bạn có thể dễ dàng thực hiện việc cắt lỗ kịp thời.

Xem thêm: Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán

Trường hợp giá không tăng chạy lình xình trong gia đoạn trờ hàng về. Bạn có thể thực hiện cắt lỗ khi hàng về và giảm đủ 7%. Và đợt sau hàng về bạn cũng có thể cắt lỗ mà không vi phạm nguyên tắc 7%. Trường hợp ngược lại xu thế cổ phiếu tăng lên như nhận định của bạn thì 3k hay 5k đã có lời và bạn sẽ có khoảng trống lớn hơn. Tự tin hơn đợi hàng các lần sau về mà không sợ vi phạm nguyên tắc 7% cắt lỗ của mình nếu giá có đảo chiều giảm.

Bạn phải kiểm soát được khoản thua lỗ của mình đó là nguyên tắc sống còn cũng như nguyên tắc số 1 trong đầu tư.

trích dẫn “Học cách thua lỗ. Điều quan trọng nhất khi kiếm tiền là không được để khoản lỗ nằm ngoài kiểm soát của bạn.” – Marty Schwartz

Ví dụ mất tất cả thành tựu trước đó chỉ trong thời gian ngắn khi không thực hiện cắt lỗ

Mất tất cả thành tựu trước đó chỉ trong thời gian ngắn khi không thực hiện cắt lỗ

Khi các khoản lỗ đã trở thành quá lớn mới thực hiện cắt

Khi các khoản lỗ đã trở thành quá lớn mới thực hiện cắt
Khi các khoản lỗ đã trở thành quá lớn mới thực hiện cắt

Đau sót với số lỗ lên đến 50% thì bạn phải lãi 100% thì mới hoàn vốn đầu tư ban đầu. Nhưng thật khó tìm được một cổ phiếu tăng giá gấp đôi trên thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Vì vậy “Đừng tập trung vào việc kiếm tiền, hãy tập trung bảo vệ những gì bạn có” – Paul Tudor Jones

Khi vi phạm nguyên tắc cần cắt lỗ ngay. Khi đó quan trọng là bạn vẫn dữ được tiền của mình và cơ hội để bạn có thể sửa sai. Việc kiếm lại số tiền đã mất sẽ nhanh hơn là việc bạn ngồi chờ giá cổ phiếu hồi phục sau đó bán nó.

Các nguyên nhân thường thấy dẫn đến đến sai lầm khiến bạn phải “cắt lỗ”

Đối với nhà đầu tư mới mua bán cổ phiếu không tuân thủ phương pháp nguyên tắc. Thường thực hiện mua bán theo cảm xúc,thực hiện rất nhanh. Mới học được chút kiến thức về chỉ báo kỹ thuật, phân tích cơ bản và có tin ra là kích thích và thực hiện mua ngay. Đặc biệt thực hiện mua theo chỉ dẫn khuyến nghị, cảm xúc mãnh liệt, sợ bỏ lỡ cơ hội.

Nhà đầu tư lâu năm thì không có thông tin vĩ mô kịp thời, bảo thủ với quyết định của mình. Tóm lại phần lớn bị cảm xúc chi phối.

Vì vậy bạn nên lựa chọn cổ phiếu của 1 doanh nghiệp cần tuân theo nguyên tắc nhất định. Theo một phương pháp nhất định được kiểm nghiệm đúng với tỷ lệ % cao và phù hợp với bản thân mình. Thông thường gốc rẽ vẫn là công ty làm ăn minh bạch người thật việc thật. Kinh doanh thực chất lành mạnh, có thương hiệu, kết quả kinh doanh ổn định. Đây chính là gốc rể và là khoản “mua bảo hiểm” cho khoản tiền đầu tư của mình.

Một số nguyên tắc cắt lỗ của các nhà đầu tư nổi tiếng

Warrent Buffett: “Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền”. và “Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1”. Là một nhà đầu tư giá trị nổi tiếng ông thường nghiên cứu vĩ mô rất kỹ. Sau đó tìm hiểu thực trạng doanh nghiệp trước khi xuống tiền đầu tư. Tuy nhiên không ít lần ông đã phải thực hiện cắt lỗ và hối hận vì những sai lầm khi không thực hiện cắt lỗ đúng nguyên tắc.

William O’Neil: “Luôn giới hạn mức thua lỗ tối đa 7 – 8% so với giá mua vào, không có ngoại lệ” . Cá nhân ông cắt lỗ ở 7% và chốt lời ở 25%,. Theo ông như vậy chỉ cần quyết định đúng 1 lần. Và được phép phạm sai lầm đến 3 lần, mà không rơi vào tình trạng rắc rối. Sau khi xác định được cổ phiếu tốt theo phương phá Canslim. Ông thường sử dụng biểu đồ kỹ thuật để xác định điểm mua bán. Thực hiện mua vào khi nó vừa vươn lên từ một nền tảng giá ổn định.

Cắt lỗ với bạn thì sao

Thực tế thị trường chứng khoán mỗi nơi mỗi khác, và cá nhân đầu tư cũng vậy. Bạn cũng vậy tính cách, tư duy, tính kiên nhẫn cũng như sức chịu đựng khác mọi người. Vì vậy bạn nên xây dựng cho mình quy tắc “cắt lỗ” phù hợp với bản thân. Và thực hiện triệt để tuân thủ nó.

Bạn có thể cắt lỗ khi vi phạm hoặc cắt lỗ ngay sau khi nhận ra sai lầm của mình. Hoặc ngay cả khi bạn mới chỉ lời lãi chút ít sau khi mua. Sau đó thấy rủi ro tiềm ẩn của một đợt giảm giá mạnh của thị trường chung sắp tới thì bạn cũng nên nhanh chóng cắt lỗ thoát ra vị thế của mình.

Bạn hãy cứ coi khoản lỗ như là một khoản chi phí bỏ ra trong kinh doanh. Như vậy tâm lý của bạn sẽ thoải mái và dễ dàng hơn. Cũng như thay vì bạn đợi chờ cổ phiếu hồi phục thì hãy đặt vị thế ngược lại. Bạn có sẵn sàng bỏ tiền ra để mua cổ phiếu này vào thời điểm này không. Nếu câu trả lời là không thì tốt nhất là bạn nên thực hiện việc thoát vị thế ngay.

Thông thường rất nhiều trường hợp, cổ phiếu tăng giá ngay sau khi bạn bán ra. Lúc này bạn phải nghĩ là bạn đã thực hiện đúng vì tuân thủ nguyên tắc. Bạn không nên tiếc nuối. Vì mục đích cuối cùng và tối thượng của bạn là giữ thua lỗ ở mức kiểm soát được. Và thị trường còn vô vàn cơ hội ngon ăn hơn đang chờ đợi bạn. hãy chọn một thương vụ tốt hơn thay vì cố đấm ăn xôi.

Kết luận

Tóm lại việc lựa chọn cổ phiếu là bước quan trọng hàng đầu. Nên thực hiện nghiên cứu kỹ trước khi giao dịch. Bởi tiền bỏ ra là tiền xương máu của mình không thể để mất. Chọn được cổ phiếu tốt phù hợp phương pháp đầu tư của mình. Sau đó chọn thời điểm vào lệnh tốt nhất. Hãy như con hổ kiên nhẫn rình mồi. Và sẵn sàng cho kế hoạch cắt lỗ nếu như thương vụ bị đổ bể.

Chungkhoanhot.com chúc các bạn đầu tư thắng lợi trên thị trường đầy tàn khốc này.

Bài viết liên quan

Để lại bình luận